Thuốc Salymet có công dụng điều trị nhức mỏi tại chỗ mà nguyên nhân do vận động quá độ, sưng đau, tê thấp hay cảm cúm. Trước khi sử dụng Salymet, bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc an toàn và hiệu quả.
1. Salymet là thuốc gì?
Salymet chứa thành phần hoạt chất Methyl salicylat hàm lượng 2,7g; Menthol 1,2g và Camphor 1g cùng các tá dược như: Sáp ong, cetyl alcohol, dầu parafin, polysorbat 80, mùi lavand. Salymet được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, quy cách đóng gói hộp 1 tuýp 10g.
Công dụng của thuốc Salymet trong từng thành phần:
- Methyl salicylat là thuốc kháng viêm không steroid có đặc tính giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Methyl salicylat được hấp thu qua da, dẫn huyết lưu thông để làm giảm đau nhức lưng, thần kinh tọa và những bệnh đau nhức gốc phong thấp.
- Menthol ức chế các thụ thể cảm giác gây đau khi được bôi lên da.
- Camphor kích thích các dây thần kinh, từ đó làm giảm đau.
2. Chỉ định dùng thuốc Salymet
Thuốc Salymet được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau:
- Ðiều trị nhức mỏi tại chỗ mà nguyên nhân do vận động quá mức, sưng đau, tê thấp.
- Đau nhức cơ thể do cảm cúm.
3. Chống chỉ định thuốc Salymet
Thuốc Salymet không được chỉ định với các trường hợp sau:
- Người quá mẫn cảm với một trong các thành phần, tá dược của thuốc.
- Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
- Trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Chống chỉ định được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, điều này có nghĩa là không vì bất cứ lý do nào mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được để dùng thuốc Salymet.
4. Liều dùng, cách sử dụng thuốc Salymet
Cách sử dụng thuốc Salymet:
- Salymet được bào chế dạng thuốc mỡ dùng ngoài da để xoa bóp.
Liều tham khảo thuốc Salymet:
- Xoa bóp tại vị trí đau 2 - 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Liều dùng Salymet trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Salymet cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Salymet phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
5. Tác dụng phụ của thuốc Salymet
Khi sử dụng thuốc Salymet, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn. Nếu bôi thuốc Salymet lên vùng da rộng hay bị tổn thương với liều dùng quá mức thì có thể gây ra sự hấp thu thuốc toàn thân với các triệu chứng như:
- Chóng mặt;
- Ù tai, điếc tai;
- Đổ nhiều mồ hôi;
- Buồn nôn và nôn;
- Nhức đầu;
- Co giật.
Cách xử trí: Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Salymet, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
6. Thận trọng khi dùng thuốc Salymet
Trong quá trình sử dụng thuốc Salymet, bạn cần lưu ý như sau:
- Không thoa thuốc Salymet lên xung quanh vùng mắt và niêm mạc mắt.
- Không thoa thuốc Salymet lên vết thương hở hay bị chảy máu.
- Với đối tượng là phụ nữ có thai và cho con bú, không bôi thuốc Salymet ở vùng da tiếp cận với trẻ như vú, vùng ngực quanh vú.
- Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc Salymet lên khả năng lái xe, vận hành máy móc. Do đó, những đối tượng này cần thận trọng khi sử dụng thuốc
- Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc gây ra các tác dụng phụ khác. Do đó, để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Salymet, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin... đang dùng. Không nên tăng hay giảm liều lượng của thuốc Salymet mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những thông tin cơ bản về thuốc Salymet trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.