Công dụng thuốc Prijotac

Prijotac là thuốc có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị dạ dày và điều trị nhiều chứng bệnh lý liên quan. Để biết thêm thông tin chi tiết về công dụng thuốc Prijotac cũng như các nội dung quan trọng, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Prijotac là thuốc gì?

Prijotac có thành phần chính là Ranitidin Hydrochloride, sản xuất bởi Công ty cổ phần Pymepharco - Việt Nam.

  • Tên dược phẩm: Thuốc Prijotac.
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hoá.
  • Thành phần: Ranitidin Hydrochloride 50mg và tá dược vừa đủ 2ml.
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.
  • Quy cách đóng gói: Đóng gói theo hộp 5 ống x 2ml.
  • Số đăng ký: VD-5810-08.
  • Doanh nghiệp sản xuất: Công ty CP Pymepharco - Việt Nam.

2. Thuốc Prijotac có tác dụng gì?

Ranitidin thuộc nhóm thuốc kháng histamin H2 có khả năng ức chế quá trình tiết acid dịch vị dạ dày. Ngoài ra, thuốc còn có ái lực chọn lọc đối với thụ thể H2 tại đường tiêu hoá. Nhờ vậy mà ngăn ngừa được tác động của histamin, pentagastrin và nhiều chất tiết khác lên tế bào vách gây ra tiết dịch vị.

Thuốc Prijotac được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Mục đích làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày:
    • Dự phòng tình trạng xuất huyết dạ dày gây ra do stress ở những người có tình trạng bệnh nặng.
    • Dự phòng tình trạng xuất huyết dạ dày tái phát ở những người có tiền sử xuất huyết tiêu hoá.
    • Trước khi tiến hành gây mê toàn thân đối với người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson), đặc biệt là ở những phụ nữ đang trong thời gian chuyển dạ.
  • Mục đích điều trị bệnh:

3. Cách sử dụng và liều dùng Prijotac

3.1. Liều dùng Prijotac

Prijotac có liều dùng riêng dành cho từng bệnh nhân và tùy theo tình trạng của bệnh, liều tham khảo được điều chỉnh như sau:

Đối với người lớn:

  • Điều trị tình trạng loét dạ dày sau phẫu thuật, loét dạ dày lành tính, hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày thực quản: Sử dụng liều 50mg/lần, mỗi liều uống cách nhau 6 - 8h.
  • Dự phòng xuất huyết dạ dày gây ra bởi stress ở những người có tình trạng bệnh nặng: Đầu tiên tiến hành tiêm tĩnh mạch chậm với liều 50mg, tiếp đến truyền liên tục với liều 125 - 250mcg/kg/giờ.
  • Đối với người có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson): Tiến hành tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp liều 50mg trước khi gây mê 45-60 phút.
  • Đối với người cao tuổi: Sử dụng liều lượng như bình thường.
  • Đối với trẻ nhỏ: Không được khuyến cáo sử dụng.
  • Đối với bệnh nhân suy thận: Khi suy thận nặng cần giảm liều lượng xuống còn 25mg trong trường hợp nồng độ thuốc trong máu tăng lên.

3.2. Cách dùng thuốc Prijotac

Thuốc được sử dụng thông qua đường tiêm theo các cách sau đây:

  • Tiêm tĩnh mạch chậm: Sử dụng 50mg ranitidin (1 ống dung dịch tiêm) pha loãng trong 20ml dung môi pha tiêm (NaCl 0,18% và dextrose 4%, NaCl 0,9%, dextrose 5%, NaHCO3 4,2% và dung dịch Hartmann).
  • Truyền tĩnh mạch: Liều 25mg/giờ.
  • Đường tiêm bắp: Sử dụng 50mg (trong 2ml dung dịch nước).

3.3. Xử lý khi quên liều, quá liều Prijotac

Quên liều:

  • Prijotac được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, chính vì vậy mà rất hiếm khi xảy ra trường hợp quên liều.

Quá liều:

  • Các ghi nhận cho thấy trường hợp sử dụng quá liều thuốc hầu như không gây ra tình trạng nghiêm trọng. Nếu vô tình dùng quá liều và xuất hiện các biểu hiện bất thường, cần báo ngay với bác sĩ, nhân viên y tế để có cách xử lý an toàn và kịp thời. Lúc này cần điều trị hỗ trợ và các triệu chứng kèm theo, đồng thời tiến hành thẩm tách máu để loại bỏ thuốc ra khỏi huyết tương.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Prijotac

4.1. Chống chỉ định thuốc Prijotac

Không sử dụng Prijotac đối với người bệnh bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần hoạt chất, tá dược nào có trong thuốc.

4.2. Tác dụng phụ thuốc Prijotac

Trong quá trình sử dụng thuốc, một số phản ứng không mong muốn mà bệnh nhân có thể gặp phải như:

Hiếm gặp:

  • Gan và mật: Các xét nghiệm về chức năng gan thay đổi thoáng qua có hồi phục.
  • Da và mô dưới da: Xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa.
  • Hệ miễn dịch: Gây phù mạch, nổi mề đay, đau thắt ngực, co thắt phế quản, hạ huyết áp, sốt.

Rất hiếm gặp:

  • Máu và bạch huyết: Giảm bạch cầu và tiểu cầu có hồi phục, giảm huyết cầu, mất bạch cầu hạt, đôi khi giảm hoặc bất sản tủy.
  • Hệ miễn dịch: Sốc phản vệ.
  • Tâm thần: Dẫn tới chứng trầm cảm, gây ra ảo giác (gặp ở người bệnh nặng và cao tuổi), rối loạn tâm thần.
  • Tim: Block nhĩ thất, gây chậm nhịp tim.
  • Mắt: Gây nhìn mờ, khó nhìn (có hồi phục).
  • Mạch: Viêm mạch.
  • Thần kinh trung ương: Gây rối loạn vận động không tự chủ, chóng mặt, đau nhức đầu.
  • Tiêu hoá: Tiêu chảy, viêm tụy cấp, viêm gan đôi khi kèm theo vàng da.
  • Cơ xương: Đau khớp, đau đầu.
  • Da và các mô dưới da: Nổi ban đỏ đa dạng, gây rụng tóc.
  • Đường tiết niệu: Gây viêm thận kẽ cấp.
  • Nội tiết: Cảm giác khó chịu hoặc vú to đối với nam giới.

4.3. Tương tác thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đối với các thay đổi thoáng qua có hồi phục của xét nghiệm chức năng gan, bởi nó có thể là do Ranitidin gây ra. Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa ghi nhận tương tác thuốc trầm trọng khi dùng Ranitidin theo đường tiêm. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn thì bác sĩ vẫn nên quan sát chặt chẽ người bệnh để có biện pháp xử trí an toàn, kịp thời nếu có các tình huống bất ngờ xảy ra.

Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng thuốc Prijotac, cách dùng và những lưu ý quan trọng. Người bệnh khi sử dụng thuốc nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe