Công dụng thuốc Pilavos

Pilavos được biết đến là loại thuốc có khả năng điều trị tình trạng ấu trùng giun di chuyển vào phủ tạng, nhất là các ấu trùng giun đũa vô cùng hiệu quả. Nội dung sau đây sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về công dụng thuốc Pilavos.

1. Thuốc Pilavos là thuốc gì?

Pilavos là thuốc với thành phần chính là Thiabendazol, được sản xuất tại Chi nhánh Công ty CP dược phẩm Phong Phú.

  • Tên dược phẩm: Thuốc Pilavos.
  • Nhóm thuốc: Thuốc thuộc nhóm chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, trị ký sinh trùng, kháng virus.
  • Thành phần: Thiabendazol 500mg
  • Dạng bào chế: Dạng viên nén.
  • Quy cách đóng gói: Đóng gói theo hộp gồm 7 vỉ x 4 viên.

2. Thuốc Pilavos có tác dụng gì?

Trên thực tế, cơ chế tác động của thiabendazol lên ký sinh trùng vẫn chưa được biết tới một cách chính xác. Tuy nhiên, lại có khả năng kìm hãm việc khử fumarate - một loại emzyme đặc hiệu đối với giun sán. Còn cơ chế tiêu diệt ấu trùng Trichinella spiralis hiện chưa xác định được một cách rõ ràng.

Chính vì vậy mà thuốc Pilavos được chỉ định sử dụng cho các đối tượng sau đây:

  • Bệnh nhân mắc bệnh Strongyloidiasis (bệnh giun lươn) (Threadworm).
  • Bệnh nhân mắc bệnh Cutaneous larva migrans (các ấu trùng giun di chuyển dưới da ), creeping eruption (tình trạng ấu trùng nhú lên từ từ và tạo thành đường đi dưới da ).
  • Bệnh nhân mắc bệnh Visceral larva migrans (tình trạng ấu trùng giun đã di chuyển vào trong phủ tạng, đặc biệt là các ấu trùng giun đũa chó, mèo).
  • Bệnh nhân mắc bệnh Trichinosis: Thiabendazole được chỉ định trường hợp nhiễm hỗn hợp giun, khi áp dụng các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả mong đợi hoặc không thể dùng được hay thêm vào trị liệu do sự nhiễm thêm các loại giun: Ascariasis (large roundworm), Trichuriasis (whipworm), Uncinariasis (hookworm: Necator americanus và Ancylostoma duodenale).

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Pilavos

3.1. Liều lượng

Liều lượng tối đa được khuyến cáo sử dụng của Thiabendazol là 3g/ngày. Liều dùng thông thường là 2 lần/ngày tùy theo cân nặng của người bệnh. Cụ thể:

  • 13,60kg dùng 250 mg (1⁄2 viên)/lần.
  • 22,60kg dùng 500 mg (1 viên)/lần.
  • 34kg dùng 750 mg (1 1⁄2 viên)/lần.
  • 45kg dùng 1.000 mg (2 viên)/lần.
  • 56kg dùng 1.250 mg (2 1⁄2 viên)/lần.
  • 68kg dùng 1.500 mg ( 3 viên)/lần.

3.2. Cách dùng

Người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, trong đó cần đặc biệt lưu ý:

Theo sự chỉ dẫn của y, bác sĩ. Cách dùng:

  • Thiabendazol nêu được uống sau bữa ăn chính nhằm ngăn chặn xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không được sử dụng Thiabendazol cho người bệnh có trọng lượng nhỏ hơn 13,60kg.

3.3. Xử lý khi quá liều, quên liều Pilavos

Quên liều: Trong trường hợp quên uống một liều thuốc Pilavos, người bệnh nên dùng bổ sung càng sớm càng tốt. Thế nhưng nếu đã quá gần với liều kế tiếp thì nên bỏ qua liều đã quên, đồng thời uống liều kế tiếp theo đúng thời gian như kế hoạch. Lưu ý tuyệt đối không được uống gấp đôi để bù liều, bởi có thể gây ra tình trạng sốc thuốc hoặc các tác dụng phụ không mong muốn.

Quá liều: Trong các trường hợp uống quá liều thuốc so với quy định, người bệnh cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Nếu gặp phải tình trạng khẩn cấp cần liên hệ ngay với bác sĩ, trung tâm cấp cứu 115 hoặc tới ngay cơ sở y tế gần nhất. Cần cung cấp cho bác sĩ đơn kê của các loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc không kê toa và có kê toa.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Pilavos

4.1. Chống chỉ định

Thiabendazol chống chỉ định đối với các trường hợp sau:

  • Người bệnh bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất cứ tác dược, thành phần hoạt chất nào có trong thuốc.
  • Không sử dụng Pilavos dùng làm thuốc ngăn chặn sự xâm nhập của pinworm (giun kim).

4.2. Tác dụng phụ

  • Các nhạy cảm tại mắt: Gây khô mắt, loạn màu, nhìn bị nhòe... cần thông báo ngay với bác sĩ khi gặp các triệu chứng này.
  • Tại đường tiêu hoá: Gây cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, đau tại vùng thượng vị.
  • Tại gan (hiếm gặp): Gây vàng da, suy gan, tổn thương nhu mô gan, giảm tiết mật.
  • Hệ thống thần kinh trung ương: Gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, đau nhức đầu, chóng mặt, hay cáu gắt, tê cóng, go giật, lú lẫn, chao đảo, đứng không vững, cảm giác bồng bềnh, mất thăng bằng, yếu, suy nhược.
  • Triệu chứng nhạy cảm đặc biệt (hiếm gặp): Ù tai, rối loạn thị giác, khô miệng, hội chứng mất nước. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng rối loạn thị giác có thể diễn ra dai dẳng, thậm chí là trên 1 năm.
  • Hệ tim mạch: Hạ huyết áp.
  • Quá trình trình trao đổi chất: Gây tăng đường huyết.
  • Đường sinh dục - niệu: Gây đái dầm, đi tiểu ra nước tiểu hôi, tiểu tiện ra máu.
  • Huyết học: Gây giảm bạch cầu thoáng qua.
  • Khả năng mẫn cảm (ít gặp): Gây sốt, ngứa ngáy, phát ban ở da (tại cả hậu môn), phù, sưng mặt, ớn lạnh, các dạng ban đỏ, hội chứng Stevens- Johnson.
  • Tình trạng nhiễm hỗn tạp giun: Có thể xuất hiện giun đũa (còn sống ở ruột) chui ra qua đường mũi hoặc miệng.

4.3. Thận trọng khi sử dụng

  • Chỉ sử dụng cho người bệnh đã biết bị nhiễm giun thông qua chẩn đoán và xét nghiệm, tuyệt đối không dùng như một loại thuốc phòng bệnh.
  • Không nên dùng Thiabendazol ở phác đồ đầu tiên điều trị enterobiasis (bệnh giun kim) mà chỉ dùng đối với các trường hợp người bệnh chịu được những phản ứng dị ứng hoặc các phương pháp trị liệu khác thất bại.
  • Thiabendazol không thích hợp cho điều trị nhiễm hỗn hợp nhiều loại ascaris, vì có thể khiến cho những loại giun này di chuyển.
  • Đối với người bệnh bị vàng da, tổn thương nhu mô gan, giảm tiết mật cần thông báo với bác sĩ để được chỉ định cách dùng thuốc phù hợp.
  • Khi có phản ứng dị ứng, nhạy cảm, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức.
  • Không sử dụng Thiabendazol đối với phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ hoặc nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Cần thận trọng khi sử dụng Thiabendazol cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.

Trên đây là công dụng thuốc Pilavos, thành phần, liều lượng cùng các lưu ý quan trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hiệu quả điều trị, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe