Công dụng thuốc Pethidine

Thuốc Pethidine hay còn có tên gọi khác là Pethidin hydroclorid là thuốc giảm đau trung ương tổng hợp nhóm opioid, được chỉ định sử dụng với cơn đau vừa và nặng. Thuốc có tính chất gây nghiện tương tự như morphine, vì vậy khi dùng cần tuân theo đúng chỉ định trong đơn kê và không được lạm dụng.

1. Thuốc pethidine là thuốc gì?

Thuốc Pethidin hay còn có tên gọi khác là Pethidin hydroclorid là thuốc giảm đau trung ương tổng hợp nhóm nhóm opioid ( có gây nghiện). Thuốc Pethidin được chỉ định dùng giảm đau cho các trường hợp đau vừa và đau nặng. Thuốc này có tính chất gây nghiện giống morphin, tuy nhiên so với morphin, thuốc Pethidin có tác dụng nhanh hơn nhưng thời gian tác dụng lại ngắn hơn. Thuốc ngoài dùng theo đường uống còn được dùng theo đường tiêm để hỗ trợ gây mê trước phẫu thuật và giảm đau sau phẫu thuật.

Thuốc Pethidin được bào chế ở nhiều dạng để phù hợp với từng mục đích sử dụng:

  • Viên nén: Thuốc Pethidin 50mg và 100mg
  • Dung dịch tiêm: 100mg/ml, 75mg/ml, 50mg/ml, 25 mg/ml
  • Dung dịch uống: 10mg/ml, 50mg/ml,

2. Tác dụng của thuốc Pethidine

Thuốc Pethidine công dụng là gì? Pethidine Hydrochloride là thuốc giảm thuộc nhóm opioid (có gây nghiện) có tác dụng nhanh nên thường được sử dụng để gây mê trong phẫu thuật xâm lấn, giảm đau sau phẫu thuật và xoa dịu các cơn đau thông thường.

Ngoài ra, thuốc Pethidine còn được sử dụng cho trường hợp đau dữ dội mà thuốc giảm đau không gây nghiện không hiệu quả như đau quặn thận và niệu quản, phù phổi, hen tim, u,...

Mặc dù thuốc Pethidine có tính chất gây nghiện và giảm đau nhưng so với morphine, Pethidine Hydrochloride có tác dụng nhanh hơn nhưng thời gian duy trì hiệu quả lại ngắn hơn. Chính vì vậy, thuốc Pethidine thường được sử dụng cho các cơn đau vừa và nặng hoặc

3. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Pethidine

3.1 Chỉ định

Thuốc thuộc danh mục thuốc giảm đau có gây nghiện và thường được dùng cho các trường hợp như:

  • Ðau dữ dội khi thuốc giảm đau không gây nghiện không có tác dụng.
  • Dùng gây mê trước phẫu thuật.
  • Hỗ trợ giảm đau sau phẫu thuật
  • Giảm đau một số trường hợp khác mà không thể chế ngự bằng thuốc giảm đau mức độ nhẹ như đau quặn mật, đau quặn thận và niệu quản,...

3.2 Chống chỉ định

Thuốc Pethidine Hydrochloride chống chỉ định với các trường hợp cụ thể như:

  • Người quá mẫn cảm với các thành phần trong công thức thuốc
  • Người bị suy hô hấp
  • Tăng áp suất nội sọ
  • Hen phế quản
  • Người nghiện rượu cấp

Mặc dù chưa có báo cáo về tác hại của thuốc đối với phụ nữ có thai và nuôi con bú, nhưng để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa.

4. Cách sử dụng thuốc Pethidine

Thuốc Pethidine Hydrochloride được điều chế ở 2 dạng đó là: viên uống, dung dịch uống và dung dịch tiêm. Mỗi dạng thuốc lại có cách sử dụng và chỉ định dùng khác nhau.

  • Thuốc uống: Chỉ sử dụng cho những trường hợp cơn đau cấp tính không kéo dài. Lưu ý khi uống dạng dung dịch nên uống nhiều nước, vì nếu dung dịch không được pha loãng có thể khiến cơ thể bị tổn thương và tê liệt niêm mạc miệng.
  • Thuốc tiêm: được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc bắp. Để đảm bảo an toàn, trước khi tiêm cần pha loãng dung dịch thuốc và tiêm thật chậm. Cần chuẩn bị sẵn thuốc giải độc và bình thở oxy để phòng trường hợp xấu bất ngờ. Tiêm Pethidine phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn, không tự ý tiêm tại nhà hoặc các cơ sở không đủ điều kiện và chuyên môn.

5. Liều dùng thuốc Pethidine

Với từng trường hợp cũng như độ tuổi bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp. Dưới đây là liều lượng thông thường để người dùng tham khảo:

Người lớn:

  • Giảm cơn đau cấp tính và nặng: 50 – 150mg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 4 tiếng.
  • Kiểm soát cơn đau vừa và nặng: Tiêm vào bắp hoặc tiêm dưới da: 25 – 100mg/lần, còn truyền tĩnh mạch 25 – 50mg/lần.
  • Giảm đau sau sinh: Tiêm 50 – 100mg/lần, nếu sau 1 -3h lại đau có thể tiêm thêm. Tối đa không dùng quá 400mg/ ngày.
  • Gây tê trước phẫu thuật: Tiêm 50 – 100mg và tiêm trước khi thực hiện 1 tiếng.
  • Liều dùng giảm đau sau phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch chậm 10 – 25mg, không dùng quá 25mg/ ngày

Trẻ em:

  • Giảm cơn đau vừa và nặng: Tiêm 0.5 – 2mg/tổng trọng lượng cơ thể/lần
  • Được chỉ định tiêm bắp với hàm lượng 0.5 – 2mg/kg.
  • Gây tê và giảm đau trước khi phẫu thuật: Tiêm bắp 1 – 2 mg/tổng trọng lượng cơ thể/lần và tiêm trước khi thực hiện phẫu thuật 1 tiếng.
  • Sau phẫu thuật: bác sĩ sẽ chỉ định riêng.

6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Pethidine Hydrochloride

Thuốc Pethidine Hydrochloride là thuốc giảm đau có gây nghiện. Thế nên, cần cẩn trọng khi sử dụng và không được lạm dụng.

Một số điều cần lưu tâm khi dùng thuốc Pethidine Hydrochloride như sau:

  • Thận trọng khi sử dụng liều cao trong thời gian dài, vì có thể khiến cơ thể lệ thuộc vào thuốc, gây nghiện. Đặc biệt nếu liên tục sử dụng liều cao có thể dẫn tới tử vong.
  • Khi sử dụng thuốc Pethidine Hydrochloride tuyệt đối không tham gia giao thông hoặc làm việc cần sự tỉnh táo và tập trung cao độ bởi thuốc làm giảm khả năng tỉnh táo, tập trung.
  • Thận trọng dùng cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con bú, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa thật kỹ.
  • Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ

7. Tác dụng phụ của thuốc Pethidine

Một số tác dụng phụ không khi sử dụng thuốc Pethidine Hydrochloride đó là:

  • Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
  • Táo bón, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa.
  • Chán ăn, ăn không ngon.
  • Tim đập chậm, loạn mạch.
  • Phát ban, mẩn ngứa, mề đay.
  • Xuất hiện ảo giác, kích thích, nóng bừng bừng.
  • Giảm huyết áp đột ngột.

8. Tương tác thuốc

Khi dùng chung thuốc Pethidine với một số thuốc khác có thể tương tác lẫn nhau như:

  • Thuốc ức chế IMAO: gây hôn mê, hạ đường huyết đột ngột, suy hô hấp nặng, Scopolamine, barbiturat: làm tăng độc tính của thuốc.
  • Fuaolidon: khiến cơ thể sốt cao, co giật và hôn mê

Thế nên, để tránh tương tác thuốc, trước khi sử dụng bạn cần thông tin ngay cho bác sĩ các loại thuốc đang dùng hoặc chủ động tìm hiểu về tương tác của thuốc.

9. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Thuốc Pethidine Hydrochloride là thuốc biệt dược được kiểm sát rất chặt chẽ trong quá trình dùng nên thiếu liều là điều ít xảy ra. Tuy nhiên nếu trong trường hợp thiếu liều, tùy vào tình trạng của mỗi người bác sĩ sẽ có chỉ định bổ sung một cách phù hợp hoặc thay thế bằng thuốc khác tương tự.

Ngược lại nếu quá liều bác sĩ sẽ chỉ định giải độc bằng naloxone. Mọi trường hợp đều có thể xảy ra, do đó cẩn trọng và sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là cách an toàn nhất.

Tóm lại, thuốc Pethidine hay còn có tên gọi khác là Pethidin hydroclorid là thuốc giảm đau trung ương tổng hợp nhóm opioid, được chỉ định sử dụng với cơn đau vừa và nặng. Thuốc có tính chất gây nghiện tương tự như morphine, thế nên khi dùng cần tuân theo đúng chỉ định trong đơn kê và không được lạm dụng.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe