Công dụng thuốc Panalgan

Panalgan thuốc danh mục thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid. Thuốc Panalgan có thành phần chính là Paracetamol 500 mg và lbuprofen 200 mg. Có tác dụng giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.

1. Chỉ định, công dụng thuốc hạ sốt Panalgan

Thuốc hạ sốt Panalgan được biết đến với công dụng điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức do cảm cúm, đau răng, đau nhức cơ xương, đau họng, đau do viêm khớp...

Ngoài ra, thuốc Panalgan còn có tác dụng hạ sốt ở người bị nhạy cảm với các bệnh có liên quan đến sốt.

Hiện nay, thuốc Panalgan được chỉ định để giảm các cơn đau nhẹ đến trung bình trong các trường hợp như:

2. Chống chỉ định của thuốc hạ sốt Panalgan

Chống chỉ định dùng thuốc Panalgan trong trường hợp:

  • Người bị quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc;
  • Người bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase;
  • Người có tiền sử phản ứng quá mẫn như phù mạch, co thắt phế quản, nổi mày đay, hen suyễn, viêm mũi;
  • Người có tiền sử loét hoặc xuất huyết đường tiêu hóa;
  • Người bị rối loạn đông máu;
  • Người bị giảm thể tích tuần hoàn do sử dụng thuốc lợi tiểu hay suy thận;
  • Người bị suy gan, suy thận nặng có Clcr < 30 ml/ phút;
  • Người bị suy tim sung huyết.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Panalgan

Cách dùng: Thuốc Panalgan dùng bằng đường uống, sau bữa ăn. Khoảng cách giữa 2 lần uống ít nhất là 6 giờ, không quá 6 viên/ ngày. Người bệnh không bẻ, ngậm hay nhai viên thuốc vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ vào cơ thể.

Liều dùng:

Đối với người lớn: Liều dùng 1 viên x 2 - 3 lần/ ngày.

Lưu ý: Không nên dùng Panalgan quá 3 ngày. Trường hợp tình trạng bệnh không cải thiện thì cần đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Panalgan:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Panalgan thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Panalgan quá liều thì có thể gây ra tình trạng buồn nôn, đau bụng, da tím tái, niêm mạc và móng tay xanh tím...Người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Tác dụng phụ của thuốc Panalgan

Khi dùng thuốc Panalgan, người bệnh có thể gặp 1 số tác dụng không mong muốn như:

  • Mẩn ngứa, ngoại ban;
  • Sốt, mỏi mệt;
  • Chướng bụng, buồn nôn, nôn;
  • Nhức đầu, hoa mắt;
  • Chóng mặt và bồn chồn.
  • Phản ứng dị ứng;
  • Viêm mũi, nổi mày đay;
  • Đau bụng;
  • Chảy máu dạ dày - ruột;
  • Loét dạ dày tiến triển;
  • Lơ mơ, mất ngủ, ù tai;
  • Rối loạn thị giác, thính lực giảm;
  • Thời gian chảy máu kéo dài;
  • Bệnh thận;
  • Độc tính thận khi lạm dụng dài ngày;
  • Giảm bạch cầu trung tính;
  • Giảm toàn thể huyết cầu;
  • Thiếu máu;
  • Hội chứng Steven-Johnson;
  • Rụng tóc;
  • Trầm cảm;
  • Viêm màng não vô khuẩn;
  • Nhìn mờ, rối loạn nhìn màu;
  • Giảm thị lực do ngộ độc thuốc;
  • Rối loạn co bóp túi mật;
  • Nhiễm độc gan;
  • Viêm bàng quang, tiểu ra máu.

Nếu gặp phải các triệu chứng trên thì người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc Panalgan và đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Tương tác thuốc Panalgan

Thuốc Panalgan có thể xảy ra tương tác khi sử dụng chung với:

  • Các thuốc có chứa acetylsalicylic, paracetamol hoặc NSAID khác.
  • Thuốc làm tăng tác dụng chống đông của warfarin và coumarin.
  • Thuốc Cholestyramin;
  • Corticosteroid;
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu;
  • Các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI);
  • Thuốc Ciclosporin;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Các thuốc hạ huyết áp;
  • Thuốc Methotrexat.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Panalgan

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Panalgan cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc
  • Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Panalgan có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Panalgan, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe