Thuốc Medaxetine 750mg thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng bột pha tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Thuốc Medaxetine 750mg được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm ở đường hô hấp, niệu sinh dục, sản phụ khoa.
1. Cơ chế tác dụng của thuốc Medaxetine 750mg
Medaxetine 750mg là thuốc gì? Thuốc Medaxetine 750mg có thành phần Cefuroxim dạng thuốc tiêm thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 2. Hợp chất kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng thuộc nhóm cephalosporin ở dạng muối natri. Hợp chất này có tính kháng khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn các protein địch thiếu yếu (bao gồm protein gắn penicillin). Nguyên nhân kháng thuốc có thể do vi khuẩn tiết enzym cephalosporinase hoặc do biến đổi các protein gắn với penicillin.
Các Cefuroxim cũng có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu và rất đặc trưng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh thông thường, kể cả cách chủng vi khuẩn tiết hợp chất beta lactamase hoặc cephalosporinase của vi khuẩn gram dương và gram âm.
Cefuroxim đặc biệt khá bền với nhiều loại enzyme beta lactamase của vi khuẩn gram âm.
2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Medaxetine 750mg
Thuốc Medaxetine 750mg được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng như trường hợp bị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng.
Thuốc Medaxetine 750mg cũng được điều trị cho nhiễm khuẩn niệu, sinh dục như viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo
Thuốc Medaxetine 750mg được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm với các triệu chứng kèm theo của bệnh nhọt, mủ da, chốc lở. Hoặc những trường hợp bệnh lậu, viêm đường niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm tử cung.
Tuy nhiên thuốc Medaxetine 750mg cũng chống chỉ định với một số thành phần quá mẫn cảm với các hợp chất chứa trong thuốc.
3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Medaxetine 750mg
Sử dụng thuốc tiêm Medaxetine 750mg trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng. Thêm vào đó, thuốc tiêm cefuroxim ở dạng muối natri nên có thể được tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 đến 5 phút hoặc cũng có thể áp dụng truyền tĩnh mạch.
- Đối với người lớn liều khuyến nghị áp dụng 750mg mỗi 8 giờ, tiêm IM hoặc IV; Nhưng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng 750 mg - 1,5 g mỗi 6 giờ, tiêm IV. Tổng liều thuốc được sử dụng tương ứng với 3 - 6g/ngày x 10 ngày.
- Đối với người suy thận độ thanh thải creatinin trong khoảng ClCr 10 - 20mL/phút: 750mg tiêm IV mỗi 12 giờ; những người có độ thanh thải creatinin ClCr < 10 mL/phút: 750mg tiêm IM, IV mỗi 24 giờ. Nếu người bệnh đang thẩm tách máu, có thể áp dụng liều 750mg vào cuối mỗi lần thẩm tách. Người bệnh đang được thẩm tách màng bụng định kỳ và đang được lọc máu động mạch - tĩnh mạch định kỳ thì liều thích hợp thường áp dụng 750mg ngày hai lần.
- Đối với người lớn trong điều trị viêm màng não do chủng vi khuẩn nhạy cảm sử dụng liều tiêm tĩnh mạch 3gam, mỗi lần 8 giờ. Sau 3 ngày hoặc khi có cải thiện về lâm sàng có thể giảm liều tiêm tĩnh mạch xuống 1000mg/kg/ngày.
- Đối với bệnh lậu sử dụng liều duy nhất 1.5 gam và có thể chia thành hai mũi tiêm 750mg vào các vị trí khác nhau trên cơ thể, chẳng hạn như hai mông.
- Đối với trẻ em > 3 tháng: 50 - 100 mg/kg/ngày; nhiễm khuẩn nặng có thể cao hơn 100 mg/kg/ngày; nhiễm khuẩn xương khớp: 150 mg/kg/ngày, viêm màng não: 200 - 240 mg/kg/ngày. Đối với trẻ sơ sinh tiêm tĩnh mạch 100mg/kg/ngày có thể được giảm liều xuống 50mg/kg/ngày khi có chỉ định lâm sàng của bác sĩ.
- Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật: liều áp dụng thông thường 1.5 gam được tiêm tĩnh mạch trước khi tiến hành phẫu thuật. Tiếp tục sau đó tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 750mg và cứ 8 giờ một lần tiêm cho tới thời gian từ 24 đến 48 giờ sau. Đối với trường hợp thay khớp toàn bộ có thể trộn 1.5g bột cefuroxim với methyl methacrylate.
Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Medaxetine 750mg quá liều có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn và nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các phản ứng tăng kích thích thần kinh cơ và cơn co giật ở những người mắc bệnh suy thận.
Khi sử dụng thuốc quá liều thì người bệnh cần quan tâm đến khả năng tương tác thuốc và dược động học bất thường ở người bệnh. Nếu tình trạng tiến triển với những cơn co giật, thì ngừng sử dụng thuốc ngày và có thể áp dụng một số liệu pháp phòng chống co giật nếu có chỉ định lâm sàng. Đồng thời có thể áp dụng thẩm tách máu để loại bỏ thuốc ra khỏi máu, nhưng phần lớn điều trị chủ yếu là hỗ trợ giải quyết về mặt triệu chứng.
4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Medaxetine 750mg
Thuốc Medaxetine 750mg có thể mang lại các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Tuy nhiên, chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Một số người bệnh sử dụng thuốc Medaxetine 750mg có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá, với tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Nhưng một số khác thì gặp tình trạng nghiêm trọng hơn nhưng khá hiếm bao gồm viêm đại tràng giả mạc, nhức đầu, tăng bạch cầu ưa éoin, gia tăng các enzyme ở gan.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.