Thuốc Lamotrigin SPM 50 thường được kê đơn để điều trị cho cả trẻ em và người lớn có cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để sử dụng Lamotrigin SPM 50 an toàn và sớm đạt kết quả trị liệu, bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn cửa bác sĩ chuyên khoa.
1. Thuốc Lamotrigin SPM 50 chữa bệnh gì?
Lamotrigin SPM 50 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được sản xuất bởi Công ty cổ phần SPM – Việt Nam dưới dạng viên nén. Mỗi hộp thuốc bao gồm 3, 6 hoặc 10 vỉ x 10 viên. Hiện nay, thuốc Lamotrigin SPM 50 được sử dụng chủ yếu để chữa bệnh động kinh ở cả trẻ em và người lớn theo chỉ định của bác sĩ.
Thành phần chính của thuốc Lamotrigin SPM là hoạt chất Lamotrigin hàm lượng 50mg. Ngoài ra, nhà sản xuất còn bổ sung thêm một số tá dược khác có tác dụng phụ trợ và tăng cường hiệu quả trị liệu của thuốc. Vì sản phẩm được dùng khi có đơn của bác sĩ. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng Lamotrigin SPM 50 khi chưa được thầy thuốc chấp thuận.
2. Tác dụng của thuốc Lamotrigin SPM 50
2.1 Công dụng của hoạt chất Lamotrigin
Lamotrigin đóng vai trò là thuốc chống động kinh, có tác dụng chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương. Qua kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, hoạt chất Lamotrigin mang lại 2 kiểu công dụng chống cơn co giật, cụ thể:
- Chống co giật trực tiếp thông qua nồng độ của Valpoarate trong não và huyết tương.
- Chống co giật gián tiếp thông qua những chất chuyển hóa của Valpoarate ở trong não, Lamotrigin tác động trực tiếp lên màng tế bào và các chất trung gian dẫn truyền thần kinh.
Nhìn chung, hoạt chất Lamotrigin đạt gần như 100% sinh khả dụng sau khi dùng bằng đường uống. Nghiên cứu cho thấy, Lamotrigin phân bố phần lớn ở dịch ngoại bào và trong máu. Mất khoảng 15 – 17 giờ để Lamotrigin thải trừ qua đường nước tiểu sau khi được chuyển hóa qua gan nhờ phản ứng beta oxy hóa và Glucurono. Ước tính, nồng độ tối thiểu của Lamotrigin trong huyết thanh giúp mang lại hiệu quả điều trị cơn động kinh thường dao động từ 40 – 100mg / l. Tùy theo liều lượng cũng như độ bão hòa của Lamotrigin mà xác định được tỷ lệ gắn kết của hoạt chất với protein huyết tương.
2.2 Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Lamotrigin SPM 50
Thuốc Lamotrigin SPM 50 thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị những tình trạng dưới đây:
- Điều trị phối hợp với thuốc khác nhằm chống lại cơn động kinh cục bộ ở người trưởng thành.
- Điều trị phối hợp giúp chống lại cơn động kinh toàn thể trong hợp chất Lennox-Gastaut ở cả trẻ em và người lớn.
- Đơn trị liệu cho bệnh nhân trưởng thành có cơn động kinh cục bộ hiện đang sử dụng thuốc chống động kinh thuộc nhóm cảm ứng men.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc Lamotrigin SPM 50 cho những trường hợp bệnh nhân dưới đây khi chưa có chỉ định:
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn hoặc phản ứng dị ứng với chất Lamotrigin hoặc bất kỳ tá dược phụ trợ nào trong sản phẩm.
- Chống chỉ định dùng thuốc Lamotrigin SPM 50 cho người bị viêm gan cấp tính hoặc mãn tính.
- Người có tiền sử gia định mắc bệnh viêm gan mức nặng, đặc biệt là tình trạng viêm gan xảy ra do thuốc cần tránh sử dụng Lamotrigin SPM 50.
- Không dùng Lamotrigin SPM 50 cho bệnh nhân có phản ứng quá mẫn với chất Valproate sodium.
- Tránh dùng thuốc Lamotrigin SPM 50 cho người mắc chứng rối loạn chuyển hóa Porphyria.
- Chống chỉ định tương đối thuốc Lamotrigin SPM 50 cho thai phụ và bà mẹ đang nuôi con bú.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Lamotrigin SPM 50 hiệu quả
Thuốc Lamotrigin SPM 50 được bào chế dưới dạng viên nén, dùng bằng đường uống. Bệnh nhân nên uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ khuyến cáo, tránh tự ý dùng quá liều hoặc kéo dài thời gian điều trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ bất lợi. Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc Lamotrigin SPM 50, bạn cũng nên uống cùng với nước lọc thay vì sử dụng chung với các đồ uống khác như bia, cà phê, rượu và nước có gas,...
Dưới đây là liều dùng thuốc Lamotrigin SPM 50 phối hợp với phác đồ điều trị động kinh chứa VPA được khuyến nghị chung bởi bác sĩ:
- Bệnh nhi từ 2 – 12 tuổi: Trong tuần 1 và 2 uống liều 0,15mg/ kg thể trọng/ ngày với tần suất 1 – 2 lần/ ngày. Từ tuần 3 và 4 uống liều 0,3mg/ kg thể trọng/ ngày, chia làm 1 – 2 lần. Sau đó, bệnh nhân có thể dùng liều duy trì từ 1 – 5mg/ kg thể trọng/ ngày, tối đa 200mg/ ngày và chia làm 1 – 2 lần. Khi dùng thuốc Lamotrigin SPM 50 kết hợp với thuốc chống động kinh cảm ứng men, bệnh nhi nên dùng liều 0,6mg/ kg thể trọng/ ngày, chia từ 1 – 2 lần trong tuần đầu và tuần thứ 2. Từ tuần thứ 3 và 4, uống liều 1 – 2mg/ kg thể trọng/ ngày và chia 2 lần. Liều duy trì chống động kinh có thể dao động từ 5 – 15mg/ kg thể trọng/ ngày, chia 2 lần và dùng không vượt quá 400mg/ ngày.
- Bệnh nhân trên 12 tuổi: Trong vòng 4 tuần dùng liều 25mg/ ngày, sau đó uống liều duy trì từ 100 – 400mg/ ngày với tần suất 1 – 2 lần. Khi phối hợp Lamotrigin SPM 50 cùng thuốc chống động kinh cảm ứng men, bệnh nhân có thể dùng liều 50mg/ ngày trong 2 tuần đầu và uống liều 100mg/ ngày chia 2 lần trong 2 tuần tiếp theo. Liều duy trì điều trị thường từ 300 – 500mg/ ngày. Khi dùng đơn trị liệu cho bệnh nhân trên 16 nên duy trì liều 500mg/ kg thể trọng/ ngày với tần suất 2 lần.
4. Thuốc Lamotrigin SPM 50 gây ra các tác dụng phụ gì?
Dưới đây là một số phản ứng bất lợi có nguy cơ xảy ra khi điều trị cơn động kinh với thuốc Lamotrigin SPM 50:
- Mệt mỏi.
- Nhức đầu.
- Phát ban, nổi mẩn ngứa.
- Buồn nôn.
- Buồn ngủ hoặc mất ngủ.
- Chóng mặt.
Ngoài những phản ứng trên, bệnh nhân cũng có khả năng gặp phải một số tác dụng phụ ngoại ý khác chưa được đề cập đến. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ thường nào trong thời gian dùng thuốc Lamotrigin SPM 50, bạn nên ngừng điều trị và báo cho bác sĩ sớm để tìm hướng giải quyết. Một số phản ứng có nguy cơ tiến triển nghiêm trọng nếu phát hiện và xử trí muộn.
5. Cần lưu ý những gì trong thời gian điều trị với thuốc Lamotrigin SPM 50
Trong quá trình sử dụng thuốc Lamotrigin SPM 50, bệnh nhân cần thận trọng một số điều dưới đây nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tối ưu:
- Ngừng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu nổi ban đỏ.
- Trong suốt thời gian dùng thuốc Lamotrigin SPM 50 cần thường xuyên theo dõi chỉ số đông máu cũng như chức năng gan thận, đặc biệt là bệnh nhân suy giảm chức năng gan/ thận.
- Tránh ngừng thuốc đột ngột, nên giảm liều từ từ trong vòng 2 tuần. Việc dừng thuốc Lamotrigin SPM 50 ngay lập tức có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ngoại ý.
- Thận trọng khi quyết định điều trị bằng Lamotrigin SPM 50 cho người bị suy thận giai đoạn cuối.
- Khi dùng Lamotrigin SPM 50 cho bệnh nhân suy gan cần cân nhắc giảm liều phù hợp.
- Thận trọng khi dùng thuốc Lamotrigin SPM 50 cho thai phụ và người nuôi con bú. Những đối tượng đặc biệt này chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và mặt lợi ích phải lớn hơn nhiều so với rủi ro.
- Thuốc Lamotrigin SPM 50 có thể gây cảm giác chóng mặt, vì vậy người bệnh cần thận trọng khi uống thuốc trong lúc lái xe hoặc làm việc với máy móc.
- Nếu lỡ bỏ quên liều thuốc Lamotrigin SPM 50, bệnh nhân nên uống bù liều vào thời gian sớm nhất, tránh dùng quá sát hoặc chồng liều với liều thuốc tiếp theo.
- Trong trường hợp dùng quá liều Lamotrigin và gặp phải một số triệu chứng bất lợi, bạn nên đến cơ sở y tế ngay để được hỗ trợ. Một số biện pháp đối phó với tình trạng quá liều thuốc, bao gồm thúc nôn, rửa dạ dày hoặc uống than hoạt tính.
- Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng những dược phẩm khác trước khi dùng Lamotrigin SPM 50, đặc biệt là các loại thuốc chống động kinh khác được chuyển hóa qua gan. Điều này giúp bệnh nhân loại bỏ được nguy cơ gặp phản ứng tương tác giữa các thuốc trong quá trình điều trị động kinh.
- Bảo quản sản phẩm tại môi trường khô thoáng, độ ẩm vừa phải và không có ánh nắng.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Lamotrigin SPM 50 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, Lamotrigin SPM 50 là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn.