Khaparac có thành phần chính là Mefenamic acid, dạng bào chế viên nén. Người bệnh theo dõi bài viết dưới đây để biết thuốc Khaparac có tác dụng gì? Liều lượng và cách sử dụng ra sao?
1. Thuốc Khaparac là thuốc gì?
Khaparac là thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Quy cách đóng gói của thuốc Khaparac là dạng hộp 2 vỉ x 10 viên và hộp 10 vỉ x 10 viên nén.
2. Công dụng, chỉ định của thuốc Khaparac
Thuốc Khaparac có tác dụng: Giúp làm giảm các triệu chứng đau từ nhẹ đến trung bình do:
- Nhức đầu;
- Đau nửa đầu;
- Đau do chấn thương;
- Đau sau sinh;
- Đau sau phẫu thuật;
- Đau răng;
- Đau và sốt do viêm;
- Đau bụng kinh;
- Rong kinh;
- Đau hạ vị;
- Đau do co thắt.
2. Chống chỉ định của thuốc Khaparac
Người bệnh không dùng thuốc Khaparac trong trường hợp:
- Bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc Khaparac;
- Đang bị suy giảm chức năng gan hoặc thận.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Khaparac
Cách sử dụng: Thuốc Khaparac dùng bằng đường uống, trong bữa ăn.
Liều lượng: Từ 250mg - 500mg/ lần x 3 lần/ngày. Mỗi đợt điều trị không kéo dài quá 7 ngày.
Lưu ý: Liều dùng Khaparac trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Khaparac cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng thuốc Khaparac phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Khaparac:
- Trong trường hợp quên liều thuốc Khaparac thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Khaparac đã quên và sử dụng liều mới.
- Khi sử dụng thuốc Khaparac quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Khaparac
Ở liều điều trị, thuốc Khaparac được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Khaparac, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Tiêu chảy;
- Đau bụng;
- Khó tiêu;
- Nổi ban;
- Ngứa;
- Nhức đầu;
- Chóng mặt;
- Trầm cảm;
- Giảm bạch cầu tạm thời.
- Làm trầm trọng hơn bệnh suyễn.
- Co giật (nếu dùng liều cao).
Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Khaparac và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
5. Tương tác thuốc Khaparac
Khaparac có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với Các chất chống đông dạng uống. Do đó, trước khi được kê đơn Khaparac thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn phù hợp.
6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Khaparac
Thận trọng khi sử dụng thuốc Khaparac với các trường hợp:
- Người làm nghề lái xe và vận hành máy móc;
- Người bị loét đường tiêu hóa cấp tính.
Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Khaparac có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Khaparac theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Khaparac ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.