Công dụng thuốc Indatab P

Indatab P là thuốc điều trị tăng huyết áp với thành phần chính Perindopril erbumine 4mg và Indapamide USP 1,25mg. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Indatab P có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng.

1. Indatab P là thuốc gì?

Mỗi viên nén Indatab P có chứa thành phần chính là Perindopril erbumine Ph.Eur 4mg + Indapamide USP 1,25mg.

Perindopril erbumine/ Indapamide 4/1,25 là một kết hợp của chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE) perindopril erbumine và indapamide - thuốc lợi tiểu Chlorosulphamoyl. Trong đó liều dùng của kết hợp của ức chế ACE và thuốc lợi niệu thấp hơn gấp 2 lần so với liều đơn thông thường.

2. Chỉ định của thuốc Indatab P

Thuốc Indatab P dùng để điều trị tăng huyết áp. Không khởi đầu điều trị với Indatab P.

3. Chống chỉ định của thuốc Indatab P

Thuốc Indatab P chống chỉ định với các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với Perindopril hoặc Indapamide hay bất cứ thành phần nào của viên kết hợp Perindopril erbumine/ Indapamide 4/1,25.
  • Phụ nữ mang thai và nuôi con bú.
  • Bệnh nhân suy thận nặng (thanh thải creatinin dưới 30 mL/phút, suy tim nặng mà không được điều trị.
  • Bệnh nhân hẹp động mạch thận đơn hoặc đôi.
  • Có tiền sử gia đình và/hoặc phù mạch tự phát hay liên quan đến việc dùng các thuốc ức chế men chuyển ACE.
  • Bệnh nhân thẩm tách máu đang sử dụng mảng polyacrylonitrile băng huyết cao chắc chắn bị phản ứng quá mẫn nếu họ điều trị với các thuốc ức chế ACE. Vì vậy nên tránh sử dụng thuốc kết hợp này hoặc là phải lựa chọn loại thuốc chống cao huyết áp khác.
  • Tiền sử quá mẫn với Sulphonamides.
  • Bệnh khó tiểu, thiểu niệu tiến triển và trầm trọng, não gan, suy gan nặng, giảm kali huyết và dùng kết hợp với các không chống loạn nhịp gây xoắn đỉnh.

4. Liều dùng của thuốc Indatab P

Liều dùng: Uống một viên duy nhất trong ngày, uống vào buổi sáng.

Người già: Suy thận thông thường xảy ra ở người già. Nên thận trọng khi kê đơn các thuốc có chứa Perindopril cho người già bị cao huyết áp. Liều khởi đầu ở người già là 1 viên Perindopril 2mg/ Indapamide 0,625mg/ ngày. Cần kiểm soát chặt chẽ bệnh nhân ở giai đoạn đầu điều trị.

Đặc biệt nên theo dõi thận trọng ở người già bị suy tim sung huyết có chức năng gan thận bị suy giảm.

Bệnh nhân suy thận: Không dùng thuốc cho trường hợp bệnh nhân bị suy thận nặng (thanh thải creatinin dưới 30mL/phút). Bệnh nhân suy thận dạng vừa (thanh thải 30 – 60mL/phút), liều tối đa là 1 viên Perindopril 2mg/ Indapamide 0,625mg/ngày. Không điều chỉnh liều ở bệnh nhân có thanh thải creatinin lớn hơn 60mL/phút.

Các trường hợp nguy hiểm khác:

  • Ở bệnh nhân bị suy tim nặng (cấp IV) hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (có xu hướng tăng nồng độ kali tự phát), nên giảm liều khi khởi đầu điều trị và cần phải kiểm tra thận trọng trong giai đoạn này.

Cách dùng: Thuốc Indatab P được dùng đường uống.

5. Tác dụng phụ của thuốc Indatab P

Thuốc Indatab P có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, chuột rút, hạ huyết áp tư thế.

6. Thận trọng khi dùng thuốc Indatab P

  • Nên thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân suy thận và có nguy cơ hạ huyết áp và mất cân bằng điệu giải. Không ngoại trừ khả năng bị giảm nồng độ kali tấn công, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận khi dùng kết hợp Perindopril và Indapamide. Cũng như các thuốc chống cao huyết áp khác có chứa thành phần lợi tiểu, nên kiểm tra đều đặn nồng độ kali huyết tương.
  • Người già: Suy thận thông thường xảy ra ở người già. Nên thận trọng khi kê đơn các thuốc có chứa Perindopril cho người già bị cao huyết áp. Liều khởi đầu ở người già là viên Perindopril 2mg/ Indapamide 0,625mg trên ngày. Cần kiểm soát chặt chẽ bệnh nhân ở giai đoạn đầu điều trị.
  • Mất cân bằng dịch và điện giải: Bệnh nhân cần được kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng về mất cân bằng dịch hoặc điện giải, giảm natri huyết/ clorid huyết, tăng ure huyết, tăng và giảm kali huyết. Cần theo dõi nồng độ ure huyết tương và acid uric trong quá trình điều trị. Các đặc điểm lâm sàng về mất cân bằng điện giải bao gồm khô miệng, khát, yếu, hôn mê, mệt mỏi, không nghỉ ngơi, đau cơ, chuột rút, mỏi cơ, giảm huyết áp, tiểu ít, rối loạn đường tiêu hóa như nôn và buồn nôn, nhịp tim nhanh, thay đổi ECG.
  • Tăng kali huyết: Người bị tiểu đường và đặc biệt là người già có thể có nguy cơ tăng kali huyết. Tuy nhiên, tăng kali huyết (> 5,5 mmol/L) thì chắc chắn xảy ra nhiều hơn ở bệnh nhân suy thận cấp hoặc bệnh nhân đã từng điều trị với thuốc lợi niệu kali hoặc bổ sung kali và/hoặc dùng muối có chứa kali. Ở một số bệnh nhân, giảm natri huyết cũng có thể xảy ra cùng giảm kali huyết.
  • Phù mạch: Phù mạch đe dọa đến tính mạng nghiêm trọng cũng đã được báo cáo ở một số trường hợp dùng thuốc ức chế ACE.
  • Hạ huyết áp: Hạ huyết áp có thể được báo cáo ở bệnh nhân bắt đầu điều trị với ức chế ACE. Giảm huyết áp quá mức hiếm khi được báo cáo trong trường hợp bị tăng huyết áp không đi kèm biến chứng, có khả năng liên quan đến sử dụng perindopril ở bệnh nhân bị mất muối thể tích nghiêm trọng với suy giảm chức năng thận đã từng điều trị mạnh với các thuốc lợi tiểu sau khi bị tiêu chảy nặng hoặc bệnh nhân thẩm tách.
  • Suy thận: Cũng như các chất ức chế hệ rennin-angiotensin-aldosterone (RAAS), những thay đổi chức năng thận dược đánh giá ở từng bệnh nhân. Bệnh nhân bị suy tim xung huyết nặng mà chức năng thân phụ thuộc vào hoạt tính của RAAS, chứng thiếu niệu và/hoặc tăng ni tơ huyết tiến triển và hiếm khi bị suy thận cấp và/hoặc tử vong có thể liên quan đến việc điều trị với các ức chế ACE.
  • Cần tránh các thuốc ức chế ACE ở bệnh nhân đã bị hoặc nghi ngờ bị chứng hẹp động mạch thận. Suy thận cấp có thể xảy ra khi dùng các chất ức chế ACE ở bệnh nhân bị hẹp động mạch thận đơn hoặc đôi
  • Suy gan: Biến đổi sinh học của perindopril thành perindoprilat xảy ra chủ yếu ở gan. Các nghiên cứu trên bệnh nhân suy gan cho thấy các thông số được động học của perindopril không bị thay đổi do suy gan. Không tính đến sinh khả dụng tăng, thì các thông số dược động học của perindoprilat (bao gồm cả Tmax) cũng không đổi. Sinh khả dụng tăng có thể do sự ức chế hình thành của chất chuyển hóa perindopril chứ không phải là do perindoprilat. Dùng perindopril dẫn đến việc hình thành nên dẫn chất liên kết glucoronocon của perindoprilat nhờ ảnh hưởng chuyển hóa đầu tiên tại gan. Các thông số dược động học của perindoprilat glucoronide không bị ảnh hưởng do suy gan.
  • Suy tim nặng (cấp IV): Bệnh nhân suy tim nặng (cấp độ IV) cần phải được theo dõi chặt chẽ trong suốt giai đoạn đầu điều trị. Cần giảm liều điều trị khởi đầu. Không cần ngưng điều trị với các thuốc chẹn kênh beta ở bệnh nhân cao huyết cáp bị suy mạch vành, có thể dùng thêm các thuốc ức chế ACE.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường phụ thuộc insulin: Bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insulin (có xu hướng tăng nồng độ kali tự phát), nên giảm liều khi khởi đầu điều trị và cần phải kiểm tra thận trọng trong mới đoạn này.
  • Ho: Bị kích ứng ho khan dai dẳng đã được báo cáo với hầu hết các chất ức chế ACE. Ho thường nặng hơn khi nằm hoặc vào ban đêm, xảy ra thường hơn ở phụ nữ (chiếm đến 2/3 các trường hợp được báo cáo).
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Do thuốc có chứa kết hợp chất ức chế ACE, nên không sử dụng Perindopril erbumine/ Indapamide 4/1.25 cho phụ nữ đang mang thai.
  • Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Perindopril và các chất chuyển hóa được tiết vào sữa trong quá trình cho con bú, tuy nhiên không có dữ liệu trên người. Chưa biết Indapamide có tiết vào sữa hay không. Do vậy không khuyến cáo dùng kết hợp Perindopril erbumine/ Indapamide 4/1,25 cho bà mẹ đang cho con bú do ảnh hưởng của thuốc đối với trẻ vẫn chưa được biết. Trẻ nhỏ không khuyến cáo dùng Perindopril erbumine/ Indapamide 4/1.25 cho trẻ em do chưa có số liệu an toàn và đầy đủ ở đối tượng này.

Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Indatab P. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Indatab P theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe