Thuốc Henalip có thành phần chính là Heparin sodium có công dụng điều trị các bệnh về tim mạch như bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tắc mạch máu não, điều trị huyết khối tĩnh mạch, huyết khối nghẽn mạch phổi,... Dưới đây là một số thông tin hữu ích về thuốc Henalip giúp người bệnh sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.
1. Thuốc Henalip là thuốc gì?
Thuốc Henalip là thuốc gì? Thuốc Henalip là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch. Được bào chế sản xuất dưới dạng dung dịch lỏng và đóng gói theo hộp 10 lọ 5ml.
Thuốc Henalip có thành phần chính là Heparin sodium và các thành phần tá dược khác vừa đủ 1 lọ.
2. Thuốc Henalip có công dụng gì?
Thuốc Henalip có công dụng điều trị tim mạch cho người bệnh trong trong các trường hợp sau:
- Điều trị và dự phòng cho người bệnh bị huyết khối tĩnh mạch sâu và huyết khối nghẽn mạch phổi.
- Được sử dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trong nhồi máu cơ tim và bệnh huyết khối nghẽn động mạch.
- Dùng trong quá trình dự phòng tắc mạch máu não, tắc nghẽn trong phẫu thuật mạch máu và tim mạch.
- Sử dụng trong quá trình phẫu thuật để làm chất chống đông máu trong truyền máu, tuần hoàn ngoài cơ thể, chạy thận nhân tạo và bảo quản máu xét nghiệm cho người bệnh.
3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Henalip
3.1. Cách dùng thuốc Henalip
Thuốc Henalip được bào chế sản xuất dưới dạng dung dịch nước và được sử dụng theo đường tiêm truyền theo lọ. Thuốc được tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc được truyền tĩnh mạch sau khi đã pha loãng đủ liều lượng với dung dịch truyền.
3.2. Liều lượng
Liều dùng thuốc Henalip phụ thuộc vào từng đối tượng và diễn tiến của bệnh lý sẽ có liều dùng phù hợp. Dưới đây là liều dùng thuốc Henalip tham khảo như sau:
- Đối với người trưởng thành: Tiêm IV 5000-10000 IU mỗi 4 giờ, gián đoạn hoặc nhỏ giọt liên tục trong dung dịch NaCl hoặc sử dụng Dextrose. Cần dựa vào kết quả đã Test đông máu để điều chỉnh liều lượng của thuốc. Người bệnh cũng có thể tiêm SC 10000 IU mỗi 8 giờ sau khi đã tiêm IV một liều 5000 IU.
- Người cao tuổi: Cần điều chỉnh giảm liều thuốc so với thông thường.
- Dùng thuốc Henalip với mục đích dự phòng: Sử dụng liều 5000 IU, tiêm SC trước khi phẫu thuật 2-6 giờ và mỗi 8-12 giờ sau phẫu thuật trong vòng 10-14 ngày.
- Phẫu thuật tim hở: Quá trình phẫu thuật diễn ra dưới 2 giờ, cần sử dụng liều lượng 120 IU/kg/giờ. Nếu trường hợp phẫu thuật kéo ra dài hơn 2 giờ thì cần sử dụng liều lượng 180 IU/kg/giờ.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Henalip
Cần lưu ý và thận trọng sử dụng thuốc Henalip trong các trường hợp sau:
- Không được sử dụng cho người bệnh quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với Heparin sodium và các thành phần tá dược khác có trong thuốc.
- Không sử thuốc Henalip trong các trường hợp không thể tiến hành đều đặn được các xét nghiệm về đông máu.
- Trong trường hợp chảy máu không kiểm soát được đã có báo cáo không sử dụng thuốc Henalip cho trường hợp này.
- Khuyến cáo không dùng dung dịch tiêm Heparin có chất bảo quản cho trẻ sinh non.
5. Tương tác thuốc Henalip
Dưới đây là một số tương tác thuốc Henalip đã được báo cáo:
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Henalip kết hợp với một số các loại thuốc như: Thuốc Aspirin, Dextran, Phenylbutazon, Ibuprofen, Indomethacin, Dipyridamol hoặc Hydroxychloroquin. Vì nó sẽ gây ra ảnh hưởng kết tập tiểu cầu và có thể gây chảy máu.
- Không sử dụng thuốc Henalip cùng với một số loại thuốc làm giảm tác dụng chống đông máu của Heparin như: Thuốc Digitalis, Tetracyclin, thuốc kháng Histamin hoặc sử dụng Nicotin.
6. Tác dụng phụ của thuốc Henalip
Trong quá trình dùng thuốc Henalip điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra như:
- Rụng tóc nhất thời.
- Tiêu chảy.
- Sốt, dị ứng
- Xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Loãng xương gây gãy xương tự phát.
Người bệnh gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc Henalip, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc. Một số tác dụng phụ này sẽ giảm và mất khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc.
7. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc
- Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Henalip, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với Heparin sodium hoặc các thành phần tá dược khác của thuốc.
- Hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Henalip cho người bệnh bị chấn thương, suy thận và bị suy gan.
- Khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Henalip cho phụ nữ mang bầu trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ, thời kỳ sau khi đẻ. Vì sẽ gây ra tình trạng tăng nguy cơ xuất huyết của mẹ trong quá trình sinh đẻ.
- Thuốc Henalip có chứa thành phần Benzyl alcohol là thành phần đã có báo báo cáo không được dùng cho trẻ < 2 tuổi. Thành phần Benzyl alcohol sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ nhỏ, làm loãng xương nhanh trong thời gian 2-4 tuần. Lưu ý thời kỳ cho con bú có thể gây ra trường hợp hiếm gặp cho bà mẹ là bị xẹp đốt sống.
- Cần ngừng sử dụng thuốc Henalip ngay nếu quá trình test đông máu quá kéo dài hoặc có xuất huyết.
- Người bệnh lưu ý trong các nghiên cứu và khuyến cáo sử dụng của thuốc Henalip thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng thuốc. Cần nhớ tương tác thuốc Henalip với các loại thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần tá dược có trong thuốc. Chính vì vậy, người bệnh không nên tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Henalip nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
- Khi sử dụng thuốc Henalip, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Henalip kèm theo . Chú ý kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Lưu ý, khi không sử dụng thuốc Henalip cần thu gom và xử lý thuốc dưới sự hướng dẫn của người phụ trách y khoa hoặc nhà sản xuất thuốc.
8. Bà bầu mang thai uống thuốc Henalip được không?
Người bệnh là phụ nữ đang mang thai cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc Henalip. Mặc dù, các loại thuốc uống đã được kiểm nghiệm nhưng vẫn có những nguy cơ xảy ra tác dụng phụ ngoại ý.
Trước khi sử dụng thuốc Henalip, bà mẹ cần tìm hiểu thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không được tự ý đi mua và sử dụng thuốc Henalip khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ và cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để bảo vệ cho mẹ và em bé, tránh các tác dụng không mong muốn.
9. Cách bảo quản thuốc Henalip
Thông thường, thuốc được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ngoài trời hoặc nhiệt độ cao. Vì nhiệt độ cao có thể làm chuyển hóa các thành phần có trong thuốc Henalip.
Thuốc Henalip có thành phần chính là Heparin sodium có công dụng điều trị các bệnh về tim mạch như bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tắc mạch máu não, điều trị huyết khối tĩnh mạch, huyết khối nghẽn mạch phổi. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.