Công dụng thuốc Entrectinib

Entrectinib là thuốc được chỉ định trong điều trị khối u thần kinh trung ương, khối u rắn và u nguyên bào thần kinh. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về công dụng thuốcEntrectinib

1. Entrectinib là thuốc gì?

Entrectinib là một chất ức chế kinase. Kinase là một loại enzyme thúc đẩy sự phát triển của tế bào. Có nhiều loại kinase, kiểm soát các giai đoạn phát triển khác nhau của tế bào. Bằng cách ngăn chặn một loại enzyme cụ thể hoạt động, thuốc này có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.

Thuốc Entrectinib chỉ hoạt động ở các khối u có một số gen kinase thụ thể thần kinh (NTRK). Đội ngũ chuyên khoa ung bướu sẽ kiểm tra khối u của bệnh nhân để tìm bất thường này, khối u phải có để dùng thuốc điều trị.

2. Thuốc Entrectinib có tác dụng gì?

Entrectinib được sử dụng ở người lớn để điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể (di căn).

Entrectinib cũng được sử dụng ở người lớn và trẻ em ít nhất 12 tuổi, những người có khối u rắn đã di căn hoặc không thể loại bỏ an toàn bằng phẫu thuật, hoặc khi các phương pháp điều trị khác thất bại hoặc không phải là lựa chọn an toàn.

Entrectinib chỉ được sử dụng nếu bệnh ung thư có một gen bất thường cụ thể. Bác sĩ sẽ kiểm tra gen này trước khi chỉ định thuốc.

Entrectinib cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc.

3. Cách dùng thuốc Entrectinib

Entrectinib là viên nang uống một lần mỗi ngày. Vì là dạng viên nang nên người bệnh uống cả viên cùng với nước, không được mở, bẻ hoặc nhai.

Nên dùng liều lượng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu bỏ lỡ một liều hoặc bị nôn sau khi uống, hãy dùng liều khác càng sớm càng tốt trong cùng ngày. Trở lại lịch uống thuốc như bình thường vào ngày hôm sau. Không dùng 2 liều để bù cho một liều đã quên.

Nếu bỏ lỡ một liều, hãy dùng nó ngay khi nhớ ra. Nếu liều tiếp theo đến hạn trong vòng 12 giờ tới, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo vào thời gian bình thường. Nếu bị nôn sau khi uống thuốc Entrectinib, có thể dùng liều khác.

4. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc Entrectinib có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Người bệnh cần viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng)cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem để kê đơn phù hợp.

Khi kết hợp Entrectinib với Propacetamol, Acetaminophen có thể khiến nồng độ trong huyết thanh tăng lên.

Nồng độ trong máu của thuốc này có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thực phẩm và thuốc, vì vậy cần tránh chúng. Chúng bao gồm: bưởi, nước bưởi, verapamil, ketoconazole, rifampin, phenytoin, St. John’s wort và modafanil. Hãy liệt kê cho bác sĩ điều trị về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung đang dùng.

5. Lưu trữ và xử lý

  • Bảo quản thuốc trong bao bì gốc, có dán nhãn ở nhiệt độ phòng và ở nơi khô ráo. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá.
  • Để hộp đựng xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Lưu ý với người chăm sóc bệnh nhân:

  • Người chăm sóc bệnh nhân nên cân nhắc đeo găng tay hoặc đổ thuốc trực tiếp từ hộp đựng của họ vào nắp, cốc nhỏ hoặc trực tiếp vào tay người bện để tránh chạm vào viên thuốc.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú không nên chuẩn bị liều thuốc vì thuốc này có thể hấp thụ qua da và phổi
  • Luôn rửa tay trước và sau khi dùng thuốc Entrectinib
  • Không xả xuống bồn cầu hoặc vứt vào thùng rác.

6. Tác dụng phụ của thuốc Entrectinib

Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Entrectinib:

  • Vấn đề về thận

Thuốc Entrectinib có thể gây ra các vấn đề về thận, bao gồm tăng mức creatinine và tăng axit uric. Thông báo cho bác sỹ nếu nhận thấy lượng nước tiểu giảm, tiểu ra máu, sưng mắt cá chân hoặc chán ăn.

  • Số lượng tế bào máu đỏ thấp (thiếu máu)

Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đến các mô trong cơ thể. Khi số lượng hồng cầu thấp, có thể gây cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu ớt. Nếu cảm thấy khó thở, khó thở hoặc đau ngực cần thông báo cho bác sĩ điều trị. Nếu số lượng quá thấp, có thể cần được truyền máu.

  • Mệt mỏi

Mệt mỏi rất phổ biến trong quá trình điều trị ung thư và là cảm giác kiệt sức thường không thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Trong khi điều trị ung thư và trong một khoảng thời gian sau đó, bệnh nhân cần phải điều chỉnh lịch trình của mình để kiểm soát sự mệt mỏi. Lập kế hoạch thời gian để nghỉ ngơi trong ngày và tiết kiệm năng lượng cho các hoạt động quan trọng hơn. Tập thể dục có thể giúp chống lại sự mệt mỏi.

  • Táo bón
  • Sự thèm ăn, thay đổi vị giác, tăng cân

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh. Điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và trong một số trường hợp, tác dụng phụ của việc điều trị bằng thuốc Estramustine có thể gây khó khăn cho việc ăn uống.

Nên cố gắng ăn năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hoặc bữa ăn nhẹ trong ngày, thay vì 3 bữa ăn chính.

Người bệnh có thể cảm thấy vị kim loại hoặc thấy thức ăn không có mùi vị gì cả. Thay đổi khẩu vị, có thể không thích thực phẩm hoặc đồ uống mà trước đây từng thích khi chưa điều trị ung thư. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn sau khi điều trị kết thúc.

  • Độc tính trên gan

Thuốc này có thể gây nhiễm độc gan, có thể phát hiện thông qua xét nghiệm máu gọi là xét nghiệm chức năng gan. Thông báo cho bác sỹ nếu thấy da hoặc mắt bị vàng, nước tiểu có màu sẫm hoặc nâu, hoặc bị đau ở bụng, vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm độc gan.

  • Phù ngoại vi

Phù ngoại vi sưng các chi do giữ nước. Nó có thể gây sưng bàn tay, cánh tay, chân, mắt cá chân và bàn chân. Chỗ sưng có thể trở nên khó chịu. Thông báo cho bác sỹ nếu đang gặp phải bất kỳ vết sưng mới hoặc nặng hơn nào.

Số lượng tế bào bạch cầu thấp (giảm bạch cầu hoặc giảm bạch cầu trung tính)

Tế bào bạch cầu (WBC) rất quan trọng để chống lại nhiễm trùng. Trong khi được điều trị, số lượng bạch cầu của bạn có thể giảm xuống, khiến người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ hoặc y tá ngay lập tức nếu bị sốt nhiệt độ cao hơn 38 ° C, kèm theo triệu chứng đau họng hoặc cảm lạnh, khó thở, ho, nóng rát khi đi tiểu.

Lời khuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng:

Rửa tay thường xuyên là cách để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng

Tránh đám đông lớn và những người bị bệnh (ví dụ: những người bị cảm, sốt hoặc ho hoặc sống với người có các triệu chứng này)

Không xử lý chất thải vật nuôi

Giữ sạch tất cả các vết cắt hoặc vết xước

Tắm hoặc tắm hàng ngày và thực hiện chăm sóc miệng thường xuyên.

Không cắt lớp biểu bì. Bạn có thể sơn móng tay, nhưng không sơn móng tay giả.

  • Tiêu chảy
  • Cảm giác chạm bất thường (loạn cảm ứng)

Entrectinib có thể gây ra sự thay đổi trong cảm giác chạm vào bất kỳ thứ gì. Các triệu chứng bao gồm cảm giác ngứa, nóng rát trên hoặc dưới da và cơn đau không rõ nguyên nhân di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể.

  • Chóng mặt, vấn đề nhận thức

Thuốc Entrectinib có thể gây ảnh hưởng tới tâm trạng, suy nghĩ và giác quan. Các triệu chứng bao gồm ngất xỉu, mệt mỏi, mờ mắt, mất trí nhớ, lú lẫn, trầm cảm và thay đổi giấc ngủ. Nó cũng có thể gây chóng mặt.

  • Bất thường về điện giải

Thuốc Entrectinib có thể ảnh hưởng đến mức bình thường của các chất điện giải (kali, phốt pho, natri, canxi, v.v.) trong cơ thể. Mức độ bất thường của điện giải sẽ được theo dõi bằng xét nghiệm máu. Nếu nồng độ trở nên quá thấp, nhóm có thể kê đơn các chất điện giải cụ thể để được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc uống.

Bệnh nhân không được tự ý dùng bất kỳ chất bổ sung nào mà không tham khảo ý kiến ​​trước với bác sĩ.

  • Buồn nôn, mửa
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Vấn đề về thị giác

Trong khi dùng Entrectinib, một số bệnh nhân có thể bị thay đổi thị lực. Thông báo cho bác sỹ nếu thấy xuất hiện triệu chứng nhìn đôi, nhìn mờ, nổi mới hoặc tăng thêm hoặc nếu ánh sáng làm tổn thương mắt.

Một số tác dụng phụ ít gặp hơn khi dùng thuốc Entrectinib:

  • Các vấn đề về tim:

Thuốc Entrectinib có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim sung huyết đã có từ trước. Thông báo cho bác sỹ nếu bị tăng cân đột ngột hoặc sưng ở mắt cá chân hoặc chân.

Nếu bị đau hoặc tức ngực, đau ở cánh tay trái, lưng hoặc hàm, đổ mồ hôi, khó thở, da sần sùi, buồn nôn, chóng mặt hoặc choáng váng, hãy đến phòng khám gần nhất để được kiểm tra kịp thời.

  • Hội chứng QT dài:

Thuốc Entrectinib có thể gây ra nhịp tim chậm hoặc bất thường hoặc nhịp tim bất thường được gọi là kéo dài QT.

  • Gãy xương:

Thuốc Entrectinib có thể làm tăng nguy cơ bị gãy xương, đặc biệt là xương hông và chân. Người bệnh có thể tăng nguy cơ bị gãy xương hơn sau khi ngã hoặc chấn thương trong khi dùng thuốc này

  • Khả năng sinh sản:

Việc cho thai nhi tiếp xúc với thuốc này có thể gây dị tật bẩm sinh, vì vậy không nên mang thai hoặc làm cha khi đang dùng thuốc này. Phụ nữ sẽ được yêu cầu thử thai trước khi nhận thuốc này. Kiểm soát sinh đẻ hiệu quả là cần thiết trong quá trình điều trị và trong 5 tuần sau liều cuối cùng đối với phụ nữ và 3 tháng sau liều cuối cùng đối với nam giới.

Phụ nữ đang dùng thuốc Entrectinib không nên cho con bú và trong 7 ngày sau khi uống liều cuối cùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe