Dinutuximab là một kháng thể đơn dòng nhắm vào một chất được tìm thấy trên các tế bào nhất định. Trong trường hợp này, nó nhắm vào glycolipid GD2. Thuốc Dinutuximab liên kết đặc biệt với GD2, được biểu hiện trên bề mặt của các tế bào khối u nguyên bào thần kinh, cũng như một số tế bào bình thường. Dinutuximab liên kết với GD2 và làm cho tế bào bị phá vỡ và chết.
1. Dinutuximab là thuốc gì?
Các kháng thể đơn dòng được tạo ra trong phòng thí nghiệm để gắn vào các mục tiêu được tìm thấy trên các loại tế bào ung thư cụ thể. Kháng thể “kêu gọi” hệ thống miễn dịch tấn công tế bào mà nó được gắn vào, kích thích hệ thống miễn dịch giết chết tế bào ung thư. Các kháng thể này có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau, bao gồm kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào, ngăn chặn sự phát triển của tế bào hoặc các chức năng khác cần thiết cho sự phát triển của tế bào.
Dinutuximab là kháng thể đơn dòng tinh thể chuột có mục tiêu chống lại GD2. GD2 là một disialoganglioside hiện diện trên các khối u nguồn gốc thần kinh, như u nguyên bào thần kinh và u ác tính ở người. Khi liên kết với GD2, thuốc Dinutuximab gây độc tế bào qua trung gian kháng thể và gây độc tế bào phụ thuộc vào tế bào khối u. Do đó sẽ dấn đến hiện tượng apoptosis và ức chế sự phát triển của khối u.
2. Thuốc Dinutuximab có tác dụng gì?
Thuốc Dinutuximab được chỉ định kết hợp với yếu tố kích thích bạch cầu hạt (GM-CSF), interleukin-2 và axit 13-cis-retinoic để điều trị bệnh nhi có nguy cơ cao u nguyên bào thần kinh có đáp ứng một với liệu pháp đa trị trước đó. Tuy nhiên việc điều trị triệt để u nguyên bào thần kinh hiếm khi đạt được, đa số bệnh nhân bị tái phát. Chiến lược hiện nay bồm liệu pháp miễn dịch (như thuốc Dinutuximab) để điều trị tế bào u còn sót lại và hạn chế tái phát.
3. Cách dùng Dinutuximab
Dinutuximab được truyền tĩnh mạch, thuốc này có thể được phối hợp cùng với hóa trị liệu khác. Liều lượng thực tế dựa trên cân nặng của bệnh nhân. Dịch truyền tĩnh mạch sẽ được truyền trước khi truyền Dinutuximab. Các thuốc kháng histamine và thuốc hạ sốt sẽ được truyền trước đó ngăn phản ứng do tiêm truyền của Dinutuximab. Thuốc giảm đau sẽ được dùng trước khi bắt đầu truyền, trong khi truyền và trong hai giờ sau khi truyền xong.
4. Tác dụng phụ của Dinutuximab
Trong quá trình điều trị với thuốc Dinutuximab, bạn có thể sẽ gặp các tác dụng không mong muốn sau:
Phản ứng dị ứng: Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị dị ứng với thuốc này. Các dấu hiệu có thể bao gồm: sốt, sưng mặt hoặc môi, phát ban, khó thở, choáng váng hoặc chóng mặt trong vòng 24 giờ sau khi tiêm truyền. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong khi truyền dịch, hãy báo với bác sĩ ngay lập tức.
Đau dữ dội và bệnh thần kinh ngoại biên (tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và/hoặc bàn chân): bệnh thần kinh ngoại biên là một bệnh nhiễm độc ảnh hưởng đến thần kinh. Nó gây ra cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân, thường xảy ra khi đeo găng tay hoặc tất. Dinutuximab có thể gây đau thần kinh trong và sau khi truyền. Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc giảm đau trước khi truyền, liên tục trong quá trình truyền và trong hai giờ sau khi truyền xong. Cơn đau này có thể trở nên tồi tệ hơn khi dùng thêm liều lượng thuốc. Ở một số người, các triệu chứng từ từ hết sau khi ngừng thuốc, nhưng đối với một số người, nó không bao giờ biến mất hoàn toàn. Bạn nên báo cáo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân, vì có thể cần điều chỉnh liều lượng thuốc.
Hội chứng rò rỉ mao mạch là tình trạng máu và các thành phần của máu bị rò rỉ ra khỏi mạch và vào các khoang và cơ của cơ thể. Sự di chuyển của dịch ra khỏi mạch có thể gây hạ huyết áp và suy các cơ quan. Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng rò rỉ mao mạch bao gồm: giảm huyết áp đột ngột, choáng váng, suy nhược, mệt mỏi, sưng tay, chân đột ngột, buồn nôn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
Rối loạn điện giải: Thuốc Dinutuximab có thể gây rối loạn điện giải. Bạn sẽ được lấy máu thường xuyên để theo dõi các chất điện giải này và các biện pháp sẽ được thực hiện để điều chỉnh mức độ bất thường. Một số dấu hiệu và triệu chứng của bất thường về điện giải bao gồm co giật, tim đập nhanh và chuột rút.
Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu giúp đông máu, vì vậy khi giảm tiểu cầu, nguy cơ chảy máu cao của bạn tăng lên. Báo với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vết bầm tím hoặc chảy máu quá mức như chảy máu mũi, chảy máu nướu răng hoặc có máu trong phân, nước tiểu. Một số biện pháp để giảm nguy cơ chảy máu:
- Không sử dụng dao cạo râu
- Không chơi các môn thể thao và hoạt động tiếp xúc có thể gây thương tích hoặc chảy máu.
- Không dùng các loại thuốc aspirin, thuốc chống viêm (NSAID) như Motrin / Advil (ibuprofen), Aleve (naproxen), Celebrex (celecoxib), ..
- Không dùng chỉ nha khoa, tăm xỉa răng và sử dụng bàn chải đánh răng với lông mềm để đánh răng.
Thiếu máu: Các tế bào hồng cầu của có trách nhiệm mang oxy đến các mô trong cơ thể bạn. Khi số lượng hồng cầu thấp, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu ớt. Bạn nên báo cáo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy khó thở, khó thở hoặc đau ngực.
Buồn nôn và/hoặc nôn mửa: báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc giúp kiểm soát buồn nôn và nôn. Ngoài ra, thay đổi chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm vấn đề này. Tránh những thứ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, chẳng hạn như thức ăn nặng hoặc nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc thực phẩm có vị chua (chanh, cà chua, cam). Thử nước muối hoặc gừng để giảm bớt các triệu chứng.
Tiêu chảy: bạn có thể sử dụng các loại thuốc để giảm tiêu chảy. Ngoài ra, hãy thử ăn các loại thực phẩm ít chất xơ, nhạt, chẳng hạn như cơm trắng và thịt gà luộc. Tránh sử dụng trái cây sống, rau, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và các loại hạt. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong một số loại thực phẩm có tác dụng hấp thụ chất lỏng và giúp giảm tiêu chảy. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bao gồm: nước sốt táo, chuối chín, trái cây đóng hộp, khoai tây luộc, gạo trắng, các sản phẩm làm từ bột mì trắng, bột yến mạch, kem gạo, kem lúa mì và khoai tây chiên. Uống 8-10 ly nước không chứa cồn và caffein mỗi ngày để ngăn ngừa mất nước.
Giảm bạch cầu: tế bào bạch cầu (WBC) đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng. Trong quá trình điều trị, bạn có thể bị giảm bạch cầu, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên báo với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị sốt trên 38°C, đau họng hoặc cảm lạnh, khó thở, ho, nóng rát khi đi tiểu, ... Các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế nhiễm trùng:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn là cách để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Không tập trung nơi đông người và tiếp xúc với người bị bệnh (cảm, sốt, ho, ...)
- Khi làm vườn, hãy mặc quần áo bảo hộ bao gồm quần dài, găng tay, ủng, mũ.
- Không tiếp xúc với chất thải vật nuôi.
- Giữ sạch tất cả các vết cắt hoặc vết xước.
- Tắm hàng ngày và chăm sóc miệng thường xuyên.
Các tác dụng phụ ít gặp:
- Vấn đề về mắt: Dinutuximab có thể gây rối loạn thần kinh mắt. Việc truyền dịch sẽ bị gián đoạn khi có bất kỳ thay đổi nào về thị lực, bao gồm giãn đồng tử hoặc phản xạ chậm với ánh sáng. Việc truyền dịch sẽ ngưng nếu bị mất thị lực.
- Giữ nước tiểu/Viêm tủy cắt ngang: Trong một số trường hợp hiếm hoi, thuốc này có thể gây mất khả năng đi tiểu và viêm tủy sống. Báo cáo kịp thời tình trạng tê, ngứa ran, bỏng rát, suy nhược hoặc không thể đi tiểu cho bác sĩ.
- Hội chứng tan máu không điển hình: Hội chứng tan máu không điển hình là một bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến chức năng thận và có thể gây suy thận.
- Hội chứng bệnh não có thể đảo ngược sau (PRES): Trong một số trường hợp hiếm hoi, thuốc này gây ra rối loạn thần kinh được gọi là hội chứng bệnh não có thể đảo ngược sau (PRES), còn được gọi là bệnh não có hồi phục sau (RPLS). Các triệu chứng của PRES / RPLS bao gồm nhức đầu, co giật, hôn mê, lú lẫn, mù và các rối loạn thị giác và thần kinh khác.
- Các vấn đề về sinh sản: việc cho thai nhi tiếp xúc với thuốc này có thể gây dị tật bẩm sinh, vì vậy bạn không nên mang thai hoặc làm cha khi đang dùng thuốc này. Kiểm soát sinh sản là điều quan trọng khi điều trị với Dinutuximab. Ngay cả khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngừng lại hoặc bạn tin rằng bạn không sản xuất tinh trùng, bạn vẫn có thể có khả năng thụ thai và thụ thai.
5. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gia tăng độc tính. Vì vậy, hãy liệt kê tất cả những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, vitamin, thực phẩm chức năng, ...) cho bác sĩ xem. Các thuốc có thể tương tác với Dinutuximab như: Duloxetine, Levodopa, Risperidone, Aripiprazole, Aripiprazole lauroxil, Nicorandil, Furazolidone, Tranylcypromine, Phenelzine, Minaprine, ...
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: oncolink.org