Công dụng thuốc Clonicap

Clonicap thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Thuốc có dạng bào chế là viên nang mềm, đóng gói hộp 2 vỉ x 15 viên, hộp 4 vỉ x 15 viên hoặc hộp 6 vỉ x 15 viên. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Clonicap sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Thuốc Clonicap có tác dụng gì?

Thuốc Clonicap có chứa thành phần chính là Clonixin lysinate 250mg. Hiện nay, thuốc được chỉ định để điều trị các trường hợp:

  • Viêm thấp khớp;
  • Đau cơ, đau dây thần kinh;
  • Đau sau chấn thương và sau phẫu thuật;
  • Đau đầu;
  • Đau răng;
  • Đau tai;
  • Thống kinh.

2. Chống chỉ định của thuốc Clonicap

Chống chỉ định dùng thuốc Clonicap trong trường hợp:

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn với thành phần thuốc.
  • Bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa.
  • Phụ nữ đang có thai.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Clonicap

Cách dùng: Thuốc Clonicap bào chế dạng viên nang mềm nên sử dụng bằng đường uống.

Liều lượng tham khảo:

  • Đối với người lớn: Liều 125-250mg/ lần x 3 lần/ ngày.
  • Chỉnh liều theo tuổi và mức độ bệnh.

Lưu ý: Liều dùng Clonicap trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Clonicap cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Clonicap phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Clonicap:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Clonicap thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Clonicap đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Clonicap quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Tương tác thuốc Clonicap

Clonicap có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:

  • Rượu;
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt khác.

Tuy rằng chưa phát hiện tương tác nguy hiểm do thuốc hay thực phẩm gây ra với Clonicap nhưng không thể chủ quan. Người bệnh cần chủ động trao đổi mọi thông tin sức khỏe cũng như tình trạng sử dụng thuốc điều trị ở thời điểm kê đơn với bác sĩ. Những thông tin về thuốc và bệnh án có thể thành cơ sở giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ tương tác thuốc sau Clonicap khi sử dụng.

5. Tác dụng phụ của thuốc Clonicap

Ở liều điều trị, thuốc Clonicap được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Clonicap, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn;
  • Chóng mặt;
  • Buồn ngủ;
  • Nhức đầu;
  • Đổ mồ hôi lạnh;
  • Ớn lạnh và hưng phấn
  • Dùng dài hạn có thể gây xuất huyết tiêu hoá, loét, thủng (ngưng thuốc).

Những phản ứng phụ của thuốc Clonicap còn đang được phân tích và theo dõi ở các bệnh nhân cùng kết quả thí nghiệm. Không thể khẳng định trên đây là tất cả ảnh hưởng của thuốc Clonicap. Tuy nhiên, dựa vào đó người bệnh có thể phòng ngừa tránh được những ảnh hưởng nguy hiểm do phản ứng phụ gây ra.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Clonicap và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Clonicap

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Clonicap cho các đối tượng là người già, trẻ em hoặc có tiền sử loét đường tiêu hóa.
  • Theo dõi chức năng gan, máu, thận khi dùng Clonicap lâu.
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Clonicap cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Clonicap cho người bị suy gan, suy thận nặng.
  • Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Clonicap có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Clonicap, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Clonicap là thuốc kê đơn, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe