Công dụng thuốc Cephalova

Cephalova thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, chứa hoạt chất chính là Cephalothin, kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 1. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Cephalova có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng.

1. Cephalova có tác dụng gì?

Hoạt chất Cephalothin trong thuốc Cephalova thường là lựa chọn thứ hai để điều trị các nhiễm khuẩn có biến chứng hoặc do cầu khuẩn Gram dương và trực khuẩn Gram dương nhạy cảm. Thuốc cũng được dùng để thay thế ở người bị dị ứng Penicilin.

Với cơ chế trên thuốc Cephalova được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau:

Lưu ý: Trước và trong khi điều trị bằng thuốc Cephalova, cần tiến hành nuôi cấy, thử nghiệm tính nhạy của vi khuẩn, đồng thời xét nghiệm chức năng thận khi có chỉ định.

2. Liều lượng thuốc Cephalova

Liều thuốc Cephalova tham khảo như sau:

  • Dùng liều Cephalova 0.5 - 1g sau mỗi 4-6 giờ đồng hồ bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 phút hoặc tiêm liên tục hay gián đoạn. Đối với các bệnh nhiễm trùng nặng, liều Cephalova có thể dùng lên đến 12g mỗi ngày.

Liều dùng thuốc Cephalova trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Cephalova cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cephalova phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Cephalova

Cephalova chống chỉ định ở người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc và kháng sinh nhóm Cephalosporin.

4. Tương tác với các thuốc khác

Có thể xảy ra các tương tác nếu sử dụng Cephalova đồng thời với các thuốc sau:

  • Cephalova sử dụng cùng với thuốc gây độc thận như kháng sinh nhóm Aminoglycosid (Gentamicin) có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận;
  • Một số trường hợp tăng nhiễm độc khi dùng Cephalova với thuốc lợi tiểu quai như Furosemid;
  • Probenecid ức chế bài tiết Cefalotin ở thận, vì vậy tránh sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này;
  • Cephalova có thể gây trở ngại cho việc đo nồng độ creatinin theo phương pháp Jaffé vì cho kết quả giá trị cao;
  • Cephalova cũng cho kết quả xét nghiệm Coombs dương tính giả và gây trở ngại trong phản ứng máu chéo. Nước tiểu của người bệnh điều trị bằng Cephalova có thể cho phản ứng glucose dương tính giả với phản ứng khử đồng.

Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Cephalova, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng.

5. Tác dụng phụ của thuốc Cephalova

Thuốc Cephalova có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Đau tại vị trí tiêm truyền;
  • Tiêu chảy;
  • Tăng bạch cầu ưa eosin;
  • Dễ chảy máu chỉ dưới tác động rất nhẹ;
  • Phát ban da dạng sần;
  • Sốt;
  • Nổi mày đay;
  • Có phản ứng giống với bệnh huyết thanh;
  • Sốc phản vệ;
  • Giảm bạch cầu trung tính/ tiểu cầu;
  • Thiếu máu tan huyết;
  • Thử nghiệm Coombs cho kết quả dương tính.
  • Viêm đại tràng màng giả, buồn nôn/ nôn.
  • Nhiễm độc thận kèm tăng urê huyết/ creatinin;
  • Viêm thận kẽ;
  • Vàng da ứ mật, tăng nồng độ AST và ALT;
  • Đau khớp;
  • Nhiễm nấm Candida;
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối sau tiêm truyền;
  • Dùng liều cao có thể gây ra cơn co giật và dấu hiệu nhiễm độc hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là ở người suy thận.

Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cephalova thì bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.

Tóm lại, Cephalova là thuốc có công dụng trong điều trị nhiễm khuẩn huyết, đường tiết niệu, hô hấp, ổ bụng, đường ruột hay nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Cephalova theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe