Thuốc Bendeka có thành phần hoá chọc bendamustine hydrochloride được sử dụng trong điều trị ung thư máu. Thuốc sẽ được chỉ định trong các trường hợp người bệnh mắc bệnh bạch cầu lympho mãn tính, hoặc bệnh lymphoma không Hodgkin. Tuy nhiên, thuốc Bendeka có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh trong quá trình điều trị .Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thuốc Bendeka trước khi sử dụng đồng thời phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
1. Cơ chế hoạt động của thuốc Bendeka
Thuốc Bendeka có nhóm chất Bendamustine hydrochloride có tác dụng chống ung thư nhờ quá trình alkyl hóa. Khi đó, alkyl hoá sẽ làm hỏng DNA của tế bào đồng thời ngăn cho tế bào không phân chia được và có thể chết. Bởi vì trong thực tế, tế bào ung thư phân chia nhanh hơn tế bào bình thường và thuốc Bendeka có thể ảnh hưởng đến liên kết cũng như tỷ lệ chết của tế bào ung thư so với tế bào bình thường. Khi đó thuốc Bendeka sẽ làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
2. Chỉ định sử dụng thuốc Bendeka
Bendeka là thuốc gì? Thuốc Bendeka được chỉ định trong điều trị ung thư với bệnh bạch cầu lympho mạn tính, bệnh lymphoma không Hodgkin.
Tuy nhiên, thuốc Bendeka có thể được chống chỉ định với những trường hợp có hệ miễn dịch yếu, bệnh lao, bệnh zona, bệnh gan, bệnh thận...
3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Bendeka
Liều lượng khuyến nghị sử dụng thuốc Bendeka có thể 100mg/tĩnh mạch trong 10 phút vào ngày thứ 1 và thứ 2 trong chu kỳ 28 ngày. Người bệnh nên thực hiện tối đa 6 chu kỳ.
Thuốc Bendeka được truyền qua tĩnh mạch và tần suất sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào loại ung thư mà người bệnh mắc. Khi thực hiện tiêm Bendeka vào tĩnh mạch, người bệnh cần lưu ý lựa chọn cơ sở uy tín để tránh gây ra cảm giác đau cho người bệnh. Thuốc Bendeka có thể làm tăng nguy cơ bòng và đau hoặc rò rỉ ra ngoài tĩnh mạch tại vị trí tiêm và dẫn đến tổn thương mô có thể nghiêm trọng.
Nếu người bệnh đã từng điều trị viêm gan B thì sử dụng thuốc Bendeka có thể khiến cho virus viêm gan hoạt động trở lại và tình trạng có thể tồi tệ hơn. Vì vậy, người bệnh cần kiểm tra chức năng gan thường xuyên trong quá trình điều trị để tìm ra những dấu hiệu bất thường.
4. Tác dụng phụ không mong muốn và một số lưu ý khi sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc Bendeka trong quá trình điều trị có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể sẽ có những mức độ phản ứng khác nhau. Khi gặp các triệu chứng gây tác dụng phụ người bệnh nên trao đổi với cán bộ y tế để được hỗ trợ về y tế kịp thời.
- Nhiễm trùng giảm bạch cầu trung tính khi sử dụng thuốc Bendeka. Tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Khi điều trị với thuốc Bendeka có thể làm số lượng bạch cầu giảm xuống khiến cho cơ thể người bệnh tăng cao nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh có thể sẽ gặp các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, cảm lạnh, đau họng, khó thở, nóng rát khi đi tiểu và các trạng thái đau đều không thuyên giảm... Khi gặp các dấu hiệu trên cần báo ngay cho bác sĩ điều trị kiểm tra và hỗ trợ y tế kịp thời.
- Số lượng tế bào hồng cầu thấp dẫn tới tình trạng thiếu máu. Khi số lượng hồng cầu thấp sẽ khiến cho cơ thể người bệnh mệt, khó thở, đau ngực. Với trường hợp có số lượng hồng cầu quá thấp cần tiến hành truyền máu.
- Số lượng tiểu cầu giảm: Tiểu cầu có chức năng trong quá trình đông máu của cơ thể. Vì vậy khi tiểu cầu trong cơ thể giảm người bệnh có nguy cơ chảy máu cao.
- Buồn nôn và nôn mửa có thể xảy khi sử dụng thuốc Bendeka. Bạn có thể báo với bác sĩ để kê đơn thuốc giúp kiểm soát tình trạng buồn nôn hoặc nôn. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thay đổi chế độ ăn phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh hiện tại. Chẳng hạn như người bệnh nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này như thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc có gia vị chua....
- Tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra đối với trường hợp được điều trị với thuốc này. Vì vậy bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm ít chất xơ, thịt gà luộc, cơm trắng, để hạn chế tình trạng tiêu chảy. Các chất xơ hoà tan trong một số thực phẩm lỏng có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy. Người bệnh nên thực hiện uống từ 8 đến 10 ly nước không chứa cồn, chứa cafein mỗi ngày để hạn chế được tình trạng mất nước.
- Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi. Sau quá trình điều trị ung thư người bệnh luôn có cảm giác kiệt sức và mệt mỏi đồng thời tình trạng này lâu thuyên giảm. Vì vậy, cần được hướng dẫn để điều chỉnh cũng như lập kế hoạch nghỉ ngơi dài ngày đồng thời tiết kiệm năng lượng cho các hoạt động quan trọng. Thêm vào đó, có thể thực hiện tập thể dục để cải thiện tình trạng mệt mỏi bằng các bài tập đi bộ, thư giãn...
- Khối u ác tính thứ cấp: Có ít rất nguy cơ phát triển bệnh khi sử dụng thuốc Bendeka như bệnh bạch cầu, sarcoma, ung thư phổi hoặc các loại ung thư khác. Bệnh có thể xảy ra sau nhiều năm điều trị và thường liên quan đến liều điều trị cao cùng với tần số điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Phát ban. Một số người bệnh có thể bị phát ban, mụn đỏ ngứa khi sử dụng thuốc Bendeka. Vì vậy có thể sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa cồn để bôi. Trường hợp da bị chảy máu hoặc nứt nẻ cần vệ sinh sạch sẽ trước khi xoa kem
- Tác dụng phụ của thuốc Bendeka liên quan đến truyền dịch. Trong quá trình điều trị có thể gây ra phản ứng ớn lạnh, sốt, đỏ bừng, khó thở và cao huyết áp. Người bệnh nên cẩn thận ngăn ngừa phản ứng này. Và phản ứng liên quan đến truyền dịch có thể xuất hiện ở những trường hợp lần đầu tiên thực hiện điều trị
- Hội chứng ly giải khối u: Nếu có một lượng lớn tế bào u trong cơ thể thì sử dụng thuốc Bendeka điều trị có thể tăng nguy cơ hội chứng ly giải khối u. Khi đó các tế bào khối u chết quá nhanh và chất thải của chúng lấn át cơ thể.
- Độc tính trên gan. Thuốc Bendeka có thể gây ra nhiễm độc gan và người bệnh cần thực hiện xét nghiệm chức năng gan để kiểm soát tình trạng này. Khi người bệnh gặp các triệu chứng như da và mắt bị vàng, nước tiểu có màu nâu sẫm, đau bụng... đều là dấu hiệu của nhiễm độc gan cho nên người bệnh cần lưu ý.
- Bệnh não đa tiêu tiến triển. Bệnh nhiễm trùng não mặc dù hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Các dấu hiệu của triệu chứng này sẽ phát triển trong vài tuần hoặc vài tháng bao gồm thay đổi về tâm trạng, hành vi, nhầm lẫn, mất trí nhớ, thay đổi thị lực...
- Dị tật bẩm sinh. Thuốc Bendeka tiếp xúc trực tiếp với thai nhi có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai hoặc những người đang có kế hoạch có con không nên sử dụng thuốc Bendeka. Vì vậy, việ kiểm soát sinh sản hiệu quả rất cần thiết cho quá trình điều trị với thuốc Bendeka và ít nhất sau 3 tháng sau khi thực hiện điều trị với Bendeka.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: oncolink.org