Thuốc Avipeps thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng bột pha tiêm. Thành phần chính của thuốc là Imipenem và cilastatin được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ổ bụng, đường hô hấp dưới, phụ khoa, tiết niệu sinh dục, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết...
1. Cơ chế tác dụng của thuốc Avipeps
Thuốc Avipeps có thành phần là Imipenem và cilastatin. Cả hai thành phần này đều là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn. Imipenem thuộc nhóm kháng sinh có phổ rộng và có tác dụng diệt khuẩn nhanh bởi tương tác với một số protein gắn kết với penicillin trên màng ngoài của vi khuẩn. Đồng thời thuốc cũng hình thành sự ức chế tổng hợp của thành tế bào vi khuẩn tương tự giống cơ chế của các loại kháng sinh nhóm beta lactam khác.
2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Avipeps
Thuốc Avipeps có tác dụng gì? Thuốc Avipeps được chỉ định trong điều trị
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng và phụ khoa
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm,
- Nhiễm khuẩn xương và khớp
Thuốc Avipeps còn sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn với nhiều loại vi khuẩn hỗn hợp mà các thuốc khác có thể có phổ hẹp hoặc không đáp ứng được mức độ điều trị.
Thêm vào đó, thuốc Avipeps còn được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nặng mắc phải trong bệnh viện do vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí gây nên, hoặc nhiễm khuẩn do pseudomonas kháng thuốc...
Tuy nhiên thuốc Avipeps cũng chống chỉ định với một số trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. Thuốc Avipeps sử dụng dung dịch pha loãng và có imipenem-cilastatin nên chống chỉ định với tiêm bắp ở những người nhạy cảm với các loại thuốc tê thuộc nhóm amid hoặc những người bị sốc nặng, bị block tim.
3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Avipeps
3.1.Cách dùng
Thuốc Avipeps được sử dụng và pha chế theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Thuốc sẽ được pha trong lọ với 100ml dung dịch tiêm truyền đặc biệt không pha thuốc với dịch truyền dextrose vì độ ổn định thất. Nồng độ cuối cùng của thuốc không quá 5mg/ml. Dung dịch tiêm bắp sẽ không được sử dụng cho tiêm tĩnh mạch và ngược lại dung dịch tiêm truyền không sử dụng cho tiêm bắp.
3.2. Liều dùng
Thuốc Avipeps được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, nhưng với mỗi trường hợp sẽ có chỉ định về liều lượng cũng như cách thức sử dụng khác nhau.
Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: Có thể thực hiện với thuốc Avipeps thông qua hình thức tiêm truyền tĩnh mạch ở người lớn. Liều lượng sử dụng thuốc cho trường hợp này là 1 đến 2 gam một ngày và có thể chia thành 3 hoặc 4 lần mỗi ngày.
Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm: Có thể thực hiện với thuốc Avipeps thông qua hình thức tiêm truyền tĩnh mạch:
- Ở người lớn: Liều lượng sử dụng thuốc cho trường hợp này là 50mg/kg/ngày và có thể chia thành 3 hoặc 4 lần mỗi ngày. Liều tối đa sử dụng thuốc Avipeps trong trường hợp này là 4gam/ngày.
- Đối với trẻ em có cân nặng trên 40kg có thể áp dụng liều điều trị tương tự như người lớn.
- Trường hợp điều trị cho trẻ em trên 3 tháng tuổi có thể sử dụng thuốc Avipeps với liều 60mg/kg/ngày và liều tối đa sử dụng là 2 gam/ngày. Tần suất sử dụng thuốc Avipeps có thể được chia thành 4 lần trong ngày.
Phòng ngừa nhiễm trùng: Sử dụng thuốc Avipeps trong phòng ngừa bệnh nhiễm trùng ở người lớn có thể thực hiện tiêm truyền 1000mg khi bắt đầu gây mệt và thời gian tiêm có thể vào 3 giờ sau đó.
Thuốc Avipeps sử dụng điều trị cho những người suy thận có liều sử dụng không quá 2 gam mỗi ngày. Tuy nhiên với từng trường hợp suy thận thì liều sử dụng thuốc Avipeps sẽ chi tiết và cụ thể hơn:
- Độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 30 đến 70 ml/phút sử dụng thuốc Avipeps với liều 75% liều thường sử dụng
- Độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 20 đến 30 ml/phút sử dụng thuốc Avipeps với liều 50% liều thường sử dụng
- Độ thanh thải creatinin trong khoảng dưới 20 ml/phút sử dụng thuốc Avipeps với liều 25% liều thường sử dụng
- Có thể áp dụng liều bổ sung cho người bệnh sau khi thực hiện thẩm tách máu.
4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Avipeps
Thuốc Avipeps có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp tác dụng phụ của thuốc Avipeps có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Một số tác dụng phụ thường gặp do Avipeps gây ra bao gồm: buồn nôn và nôn, tiêu chảy, viêm tĩnh mạch tại chỗ tiêm...Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Avipeps. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Avipeps có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Avipeps có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Avipeps hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng với tác dụng phụ như: co giật, đặc biệt khi người bệnh sử dụng liều cao và gây ra tình trạng tổn thương hệ thần kinh trung ương, hạ huyết áp, đánh trống ngực, cơn động kinh, viêm đại tràng màng giả, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan, thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng ure và creatinin.... người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ được biết.
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Avipeps
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Avipeps như sau:
- Thuốc Avipeps sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây ra tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt ở trong thời gian 3 tháng đầu có thể sẽ bị sảy thai, dị tật thai nhi, quái thai... Vì vậy, phụ nữ đang mai thai không nên sử dụng thuốc Avipeps để điều trị bệnh. Trường hợp nếu bắt buộc phải sử dụng cần cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng và cần được chỉ định từ y lệnh của bác sĩ.
- Đối với trường hợp đang nuôi con bú khi sử dụng thuốc Avipeps thì thành phần của thuốc có thể đi qua sữa mẹ và trẻ sẽ gián tiếp nhận thành phần của thuốc. Vì thế các bà mẹ đang nuôi con bú nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc này. Bởi vì hiện nay có khá nhiều loại thuốc vẫn chưa xác định được rõ ràng mức độ ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ của người mẹ và trẻ em.
- Với những trường hợp có dấu hiệu dị ứng một phần với các kháng sinh họ beta lactam hoặc có tiền sử rối loạn tiêu hoá, có triệu chứng thần kinh trung ương thì nên giảm hoặc ngừng liều sử dụng.
- Thận trọng sử dụng với những trường hợp người bệnh có tiền sử co giật hoặc mẫn cảm với các loại thuốc beta lactam khác.
- Sử dụng thuốc Avipeps có thể xảy ra tình trạng ADR thần kinh trung ương. Khi đó, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc.
Thuốc Avipeps là thuốc kê đơn, vì vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ nghiêm ngặt điều trị để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.