Có vắc-xin quai bị riêng không hay tất cả là vắc-xin phối hợp?

Quai bị là bệnh nhiễm trùng do virus Mumps truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, dịch tiết mũi... Biện pháp tốt để phòng bệnh đó là tiêm chủng vắc-xin. Vậy hiện nay có vắc-xin quai bị riêng không?

1. Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là một bệnh nhiễm virus chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất nước bọt nằm gần tai. Quai bị có thể gây nên sưng ở một hoặc cả hai tuyến này.

Virus Mumpsvirus gây bệnh quai bị dễ dàng lây lan từ người sang người thông qua nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Có thể bị nhiễm bệnh bằng cách hít vào những giọt nước chứa virus từ nước bọt của người bị nhiễm khi ho hoặc hắt hơi. Hoặc cũng có thể bị nhiễm quai bị từ việc chia sẻ hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với những người bị nhiễm bệnh.

Những người mới nhiễm virus Mumps thường không có dấu hiệu hay triệu chứng nào hoặc nếu có thì rất nhẹ. Tuy nhiên, sau nhiễm khoảng từ hai đến ba tuần thì các triệu chứng mới phát triển. Dấu hiệu chính của bệnh là tuyến nước bọt sưng lên khiến má phồng ra. Các dấu hiệu khác kèm theo như: đau ở tuyến nước bọt ở một bên hoặc hai bên, đau khi nhai hoặc nuốt, sốt, đau đầu, yếu cơ, mệt mỏi, ...

Quai bị có thể gây ra biến chứng như mất thính lực. Bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm. Bệnh hiện vẫn chưa có phác đồ điều trị.


Quai bị có thể gây nên sưng ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt nằm gần tai
Quai bị có thể gây nên sưng ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt nằm gần tai

2. Tổng quan về vắc-xin quai bị

Cách tốt để phòng ngừa quai bị là tiêm vắc-xin phòng bệnh, bởi vì hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch với bệnh quai bị sau khi được tiêm phòng đầy đủ. Vắc-xin quai bị thường được tiêm dưới dạng kết hợp sởi-quai bị-rubella (MMR), thành phần vắc-xin an toàn và hiệu quả cao nhất của từng loại vắc-xin. Nên tiêm hai liều vắc-xin MMR trước khi trẻ đi học. Thời gian tiêm vắc-xin quai bị cho trẻ là:

  • Từ 12 đến 15 tháng tuổi
  • Từ 4 đến 6 tuổi

Nếu là sinh viên đại học, khách du lịch hay nhân viên chăm sóc sức khỏe cũng nên được khuyến khích tiêm hai liều vắc-xin MMR. Bởi, một liều duy nhất không hoàn toàn hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh quai bị.

Liều vắc-xin thứ ba không được khuyến cáo thường xuyên. Nhưng bác sĩ có thể đề nghị tiêm liều thứ ba nếu bạn đang ở trong khu vực trải qua đợt dịch bệnh bùng phát. Nghiên cứu về đợt bùng phát bệnh quai bị gần đây trong khuôn viên trường đại học cho thấy những sinh viên được tiêm vắc-xin MMR liều thứ ba có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhiều.


Vắc-xin MMR liều thứ ba có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhiều.
Vắc-xin MMR liều thứ ba có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhiều.

3. Một số lưu ý khi tiêm phòng vắc-xin quai bị

3.1. Những người không cần tiêm vắc-xin

  • Đã tiêm hai liều vắc-xin kết hợp MMR sau 12 tháng tuổi.
  • Đã tiêm một liều vắc-xin kết hợp MMR sau 12 tháng tuổi, và bạn là trẻ em mẫu giáo hoặc người lớn là những người không có nguy cơ mắc bệnh sởi hoặc quai bị cao.
  • Làm xét nghiệm máu chứng minh khả năng miễn dịch với bệnh sởi, quai bị và rubella.
  • Được sinh ra trước những năm 1957 - hầu hết những người trong độ tuổi này có khả năng bị nhiễm virus một các tự nhiên và có khả năng miễn dịch.

3.2. Trường hợp không được khuyến nghị

  • Những người đã có phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng hoặc kháng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang có kế hoạch mang thai trong vòng bốn tuần tới.
  • Những người có hệ thống miễn dịch yếu và bị tổn thương nghiêm trọng.

3.3. Những người nên tiêm phòng vắc-xin

  • Là phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh đẻ.
  • Làm việc trong bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm chăm sóc trẻ em.
  • Những người có kế hoạch đi du lịch nước ngoài.

Phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng vắc-xin
Phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng vắc-xin

3.4. Những người nên chờ đợi để tiêm chủng ngừa bệnh quai bị

  • Nếu bạn bị bệnh vừa và nặng thì nên chờ đến khi phục hồi.
  • Khi bạn có thai, cần đợi đến khi sinh con xong.

3.5. Những người nên được kiểm tra bởi bác sĩ trước khi tiêm chủng

  • Bị ung thư
  • Bị rối loạn máu
  • Có bệnh làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như AIDS/HIV
  • Đang được điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như steroid

3.6. Một số tác dụng phụ của vắc-xin

Vắc-xin MMR rất an toàn và hiệu quả. Hầu hết mọi người không gặp tác dụng phụ từ vắc-xin. Tuy nhiên, một số người khác thì bị sốt nhẹ hoặc phát ban hoặc đau khớp trong thời gian ngắn.


Người bị ung thư nên được kiểm tra bởi bác sĩ trước khi tiêm chủng
Người bị ung thư nên được kiểm tra bởi bác sĩ trước khi tiêm chủng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe