Ăn bơ có béo không, ăn bơ có đảm bảo dinh dưỡng không thực sự là những câu hỏi được tranh cãi. Có không ít trong đó coi bơ là một món ăn khiến cholesterol tăng cao gây ra tắc nghẽn động mạch. Một số khác thì coi đây là thực phẩm thơm ngon có vị ngậy nên bổ sung vào khẩu phần ăn. Dưới những tranh luận, các nghiên cứu đã được đẩy mạnh để phân tích làm rõ vấn đề.
1. Nguồn gốc của bơ
Bơ là một sản phẩm được chế biến từ sữa bằng cách khuấy đều tách béo. Đến khi khối chất rắn được tách ra thì được gọi là bơ sữa. Mặc dù bơ làm từ sữa của nhiều loại động vật có vú nhưng phổ biến nhất vẫn là sữa bò. Chế biến bơ cũng có nhiều công thức. Chúng ta chủ yếu gặp là bơ mặn và bơ nhạt. Loại bơ sẽ thay đổi tùy vào loại sữa và cách chế biến chúng.
Do hàm lượng chất béo từ bơ khác cao nên tạo ra hương vị đậm đà như kem. Bạn cũng có thể dùng bơ để nấu ăn thay thế cho dầu. Hoặc là dùng để làm những món áp chảo sẽ tăng hương vị thơm ngon cho món ăn. Hãy yên tâm vì bơ được nghiên cứu cho thấy hoạt động tốt ở phạm vi nhiệt cao.
Các món bánh kem hay bánh ngọt khác cũng được dùng bơ để tạo độ béo ngậy. Công dụng của bơ còn giúp kết cấu bánh vững chắc hơn. Ngoài ra cũng có thể linh hoạt dùng bơ trong các món ăn hàng ngày như bánh mì bơ, rau nướng hay mì ống.
2. Thành phần dinh dưỡng trong bơ
Để phân tích thành phần dinh dưỡng của bơ, người ta lấy một thìa có trọng lượng 14 gam và cho kết quả như sau:
- Năng lượng: 102 calo
- Chất béo: 11,5 g
- Vitamin A: 11 % RDI
- Vitamin E: 2% RDI
- Vitamin B12: 1% RDI
- Vitamin K: 1% RDI
Mặc dù hàm lượng chất béo chiếm phần lớn trong dinh dưỡng của bơ nhưng đây cũng là thành phần quan trọng tốt cho cơ thể. Chất béo sẽ giúp một số nhóm vitamin tan trong dung mỗi hữu cơ dễ được hấp thụ hơn. Đặc biệt là vitamin A giúp sáng da nâng cao sức đề kháng và thị lực khỏe mạnh.
Sự có mặt của vitamin E giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và các hoạt động của chất chống oxy hóa. Từ đó bảo vệ cơ thể gọi sự xâm nhập của phân tử gốc tự do. Ngoài ra khi ăn bơ còn giúp cơ thể nhận được riboflavin, niacin, canxi và phốt pho.
3. Bơ cung cấp nguồn acid linoleic liên hợp
Bơ là nguồn acid linoleic liên hợp tuyệt vời cho sức khỏe. Đây là một loại chất béo tồn tại trong sữa hoặc thịt động vật. Chúng được cho là mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe người sử dụng. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho hay chất này có khả năng ngăn cản sự phát triển của một số loại ung thư. Ví dụ như: ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư gan.
Một nghiên cứu khác cho thấy bổ sung acid linoleic giúp cải thiện cân nặng và lượng chất béo dư thừa trong cơ thể. Nếu kéo dài sử dụng 24 tháng bạn sẽ cần 3,4 gam acid mỗi ngày để cân đối lại trọng lượng cơ thể. Đồng thời nó giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch giảm viêm vô cùng hiệu quả.
Trong thí nghiệm cho đàn ông dùng 5,6 gam acid mỗi ngày kéo dài 2 tuần cho thấy khả năng hoạt động của một số protein bị ảnh hưởng. Những protein này có liên quan đến hội chứng viêm hay khối u hoặc phản ứng C. Những nghiên cứu này được dùng lượng acid đậm đặc để thống kê nên có thể thực tế khi ăn bơ tác dụng sẽ không giống hoàn toàn.
4. Butyrate được bổ sung khi ăn bơ
Trong bơ chứa rất nhiều butyrate một chuỗi ngắn acid béo. Chất này được tạo ra từ các lợi khuẩn đường ruột và dùng làm năng lượng cho tế bào trong thành ruột. Chúng có khả năng hấp thụ và thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa làm giảm các hội chứng viêm đường ruột. Đồng thời hỗ trợ hấp thu chất lỏng cùng chất điện giải thúc đẩy sự cân bằng.
Ngoài ra, acid béo chuỗi ngắn này còn ngăn ngừa điều trị hội chứng ruột kích thích. Bạn cũng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải chứng đau dạ dày, đầy hơi, táo bón hay tiêu chảy. Nhờ đặc tính chống viêm, chất này có thể mang lại lợi ích khi điều trị bệnh Crohn.
Theo các nghiên cứu trên động vật cho hay chất này có thể hạn chế nguy cơ thừa cân béo phì. Khả năng trao đổi chất cùng độ nhạy insulin cũng được cải thiện. Tuy nhiên cần đánh giá nhiều hơn mới có thể kết luận chính xác về chức năng thực sự của chất này đối với cơ thể.
5. Trong bơ chứa nhiều chất béo bão hòa
Bơ là một thực phẩm cung cấp cho cơ thể nguồn chất béo bão hòa tích cực.Nghiên cứu thực tiễn cho thấy 63% chất béo trong bơ là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần kết hợp sử dụng chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn hợp lý để mang lại lợi ích cho tim mạch.
Vậy bơ ăn như thế nào để đạt hiệu quả cho các nhóm chất béo bão hòa? Bạn hãy kết hợp bơ cùng quả khô hoặc dầu oliu hay các hồi. Khi nấu ở nhiệt cao chúng sẽ có khả năng chống oxy hóa và tránh biến đổi thành các chất gây hại như một số loại dầu ăn thực vật khác. Nhờ đó bạn sẽ ngăn cản được sự xâm lấn của một số gốc tự do trong quá trình chế biến.
6. Lượng calo của bơ cao hơn các nhóm thực phẩm khác
Bơ là một thực phẩm có chứa lượng calo cao. Chúng đạt khoảng 102 calo/ muỗng canh. Cũng vì thế bạn không nên ăn quá nhiều bơ để tránh tích tụ calo dư thừa cho cơ thể. Hãy đảm bảo chỉ ăn một lượng vừa đủ theo nhu cầu. Nếu quá lạm dụng bơ sẽ khiến bạn bị tăng cân béo phì.
Nếu ăn tăng lượng bơ trong mỗi khẩu phần có thể khiến bạn tăng 4 - 5 kg/ năm. Do vậy dù là bơ hay bất kỳ loại chất béo nào cũng cần được cân đối. Hãy đảm bảo bạn dùng đủ và không quá thừa thãi.
7. Một số nghiên cứu phân tích về bơ
Trước đây có một số kết quả không khả quan khi phân tích về bơ. Tuy nhiên , ngày nay có không ít trong đó đã bị phản bác lại. Bơ từ một thực phẩm gây béo phì có thể dùng để kiểm soát cân nặng. Mỗi khẩu phần bơ sẽ giảm nguy cơ mắc phải tiểu đường type 2.
Không những thế các sản phẩm được tinh chế từ sữa còn giảm nguy cơ đau tim đột quỵ. Tuy nhiên ăn bơ thế nào để đạt được hiệu quả thì lại ít được quan tâm. Bạn nên tham khảo nhiều công thức kết hợp với bơ. Sự đa dạng thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể nhận được tối đa những chất cần thiết
8. Hướng dẫn cách ăn bơ thế nào để đạt hiệu quả.
Ăn bơ thế nào sẽ tốt cho sức khỏe? Bạn nên cân nhắc lượng chất béo nhận từ bơ chiếm 10% calo hàng ngày. Với phụ nữ trưởng thành nhu cầu calo thường là 1700. Tương đường với 170 calo bơ bạn có thể dùng 20 - 22 gam bơ mỗi ngày. Thêm vào đó, hãy kết hợp ăn bơ kèm quả hạch, dây oliu hay các loại cá chứa chất béo.
Ăn bơ có béo không khi nó giúp ổn định trọng lượng cơ thể? Điều này hoàn toàn phụ thuộc cách ăn bơ thế nào. Nếu bạn cần thêm thông tin hãy nhờ đến tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com