Có phải thuốc trị hen không dùng cho người tăng nhãn áp?

Một số loại thuốc khi dùng cho người tăng nhãn áp có thể gây tác dụng phụ, tương tác thuốc làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Vậy có phải thuốc trị hen không dùng cho người tăng nhãn áp phải không?

1. Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là bệnh glaucoma hoặc bệnh cườm nước hay bệnh thiên đầu thống. Đây là một bệnh lý ở mắt xuất hiện là do sự gia tăng áp suất ở mắt gây ra. Sự gia tăng áp suất ở mắt khiến cho các dây thần kinh thị giác bị tổn thương, ảnh hưởng đến thị lực và trong trường hợp nghiêm trọng thì có thể dẫn đến mù.

Bình thường, ở mắt sẽ áp suất giữa dịch mắt tiết ra và dịch mắt thoát đi sẽ có sự cân bằng. Khi quá trình cân bằng này bị xáo trộn, lượng dịch mắt thoát đi không kịp so với dịch mắt tiết ra, sẽ làm gia tăng áp suất ở mắt.

Bệnh tăng nhãn áp thường có 2 dạng là:

  • Tăng nhãn áp góc mở: Thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi và gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh diễn ra trong một thời gian dài và thường không gây ra triệu chứng gì. Bệnh nhân bị mờ mắt đột ngột và mất dần thị lực.
  • Tăng nhãn áp góc đóng (tăng nhãn áp cấp): Thường xảy ra nhanh chóng với các triệu chứng đau nhức ở mắt và đầu, mắt dần mờ đi và thường thấy những quầng sáng, có thể buồn nôn và ói mửa...

Bệnh tăng nhãn áp nếu điều trị sai cách, sai thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến mắt và sức khỏe người bệnh. Vì thế, khi sử dụng nhóm thuốc điều trị tăng nhãn áp thì người bệnh cần phải hết sức thận trọng và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

2. Thuốc điều trị cho người tăng nhãn áp

Khi điều trị bệnh tăng nhãn áp, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc hạ nhãn áp điều trị glôcôm và co đồng tử, cùng với thuốc chẹn beta-timolol. Hai thành phần này sẽ làm giảm áp lực nội nhãn theo cơ chế tác dụng bổ sung và kết hợp. Từ đó, dẫn đến giảm áp suất nội nhãn hơn so với dùng đơn thuần một trong hai thành phần này.

Người ta thường kết hợp Timolol với một thuốc là một chất chủ vận thụ thể adrenergic-alpha 2 như Combigan hoặc với một thuốc là một đồng đẳng của Prostaglandin F2alpha như Duotrav hay Ganfort.

Tác dụng của thuốc hạ nhãn áp dạng phối hợp thường xuất hiện nhanh, khoảng sau 2 giờ nhỏ mắt và có tác dụng tối đa đạt được khoảng 12 giờ sau khi nhỏ mắt. Tác dụng hạ áp lực nội nhãn có thể được duy trì đến hơn 24 giờ.

Đa số phản ứng phụ của thuốc là ở mắt với mức độ nhẹ và thường gặp nhất là sung huyết kết mạc, cảm giác nóng ở mắt... Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ toàn thân do co thắt phế quản ở người bệnh bị hen...

Do đó, không dùng thuốc hạ nhãn áp dạng phối hợp trong trường hợp sau đây:

  • Hen phế quản, có tiền sử hen phế quản;
  • Mắc bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính nặng;
  • Chậm nhịp xoang và bị block nhĩ thất độ 2, độ 3;
  • Suy tim có triệu chứng hoặc bị shock do tim.

3. Vậy có phải thuốc trị hen không dùng cho người tăng nhãn áp?

Hen suyễn là một bệnh lý ở đường hô hấp với đặc trưng là các cơn khó thở và thở khò khè tái phát.

Nguyên nhân gây hen suyễn vẫn chưa rõ ràng nhưng một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh phát triển phải kể đến như là: các chất gây dị ứng, khói thuốc, ôi nhiễm môi trường, không khí lạnh... Ở một số trường hợp, hen suyễn được kích hoạt là do một số loại thuốc như Aspirin, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn beta...

Vì vậy, nếu bị hen suyễn, thì khi điều cần phải theo dõi phản ứng khi dùng thuốc để điều trị các bệnh lý khác. Hãy báo cho bác sĩ được biết về tất cả các loại thuốc đang dùng có thể gây ra cơn hen suyễn.

Những loại thuốc mà người bị hen cần thận trọng khi dùng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác có thể gây ra chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, sưng hoặc phát ban, khó thở, đau dạ dày...
  • Thuốc chẹn beta được sử dụng điều trị tăng huyết áp, đau nửa đầu, bệnh tim, cường giáp, thuốc nhỏ mắt dùng cho bệnh tăng nhãn áp. Những thuốc này có thể làm tăng tình trạng tắc nghẽn phế quản và gây phản ứng của đường thở.
  • Thuốc ức chế men chuyển sử dụng để điều trị tăng huyết áp, bệnh tim... gây tác dụng phụ ho.

Như vậy, đối với thắc mắc “có phải thuốc trị hen không dùng cho người tăng nhãn áp?” thì câu trả lời là đúng. Không dùng thuốc trị hen cho người tăng nhãn áp và cũng không dùng thuốc hạ nhãn áp điều trị tăng nhãn áp cho bệnh nhân bị hen hoặc có tiền sử hen suyễn.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc ở người tăng nhãn áp

Một số loại thuốc dưới đây có thể gây tác dụng phụ làm tăng áp suất ở mắt, nên cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc này cho người bị tăng nhãn áp bao gồm:

4.1. Nhóm thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin như Clorpheniramin, dexchlorpheniramin... thường được dùng để làm giảm các triệu chứng của dị ứng da hay viêm mũi dị ứng... Khi sử dụng nhóm thuốc này cần thận trọng cho người bị tăng nhãn áp do thuốc có thể làm giãn nở và tăng độ hẹp của góc con người với giác mạc.

4.2. Nhóm kháng viêm corticosteroid

Các thuốc kháng viêm corticosteroid như Prednisolon, Dexamethasone, Betamethason... thường được dùng cho người bị viêm khớp, viêm kết mạc, hen phế quản... Khi sử dụng nhóm thuốc này trên 2 tuần sẽ gây ra tác dụng phụ làm gia tăng áp suất của mắt. Vì vậy, cần phải thận trọng khi dùng thuốc corticosteroid cho người bị tăng nhãn áp.

4.3. Nhóm thuốc chống loạn thần

Nhóm thuốc chống loạn thần như Risperidone, Chlorpromazine... thường được sử dụng điều trị các chứng: rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt... Các thuốc này khi sử dụng trong thời gian dài thường gây ra tác dụng phụ làm gia tăng áp suất của mắt, nên cần thận trọng cho người bị tăng nhãn áp.

4.4. Các thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm ba vòng

Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng như: Amitriptyline, Nortriptyline, Clomipramine... thường được dùng trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu... Khi sử dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài sẽ tăng độ hẹp của góc con ngươi và giác mạc. Vì thế, cần thận trọng khi dùng thuốc này cho người bị tăng nhãn áp góc đóng.

4.5. Nhóm thuốc chống co thắt

Nhóm thuốc chống co thắt như Dicyclomin, Hyoscyamine, hay Oxybutynin... thường được dùng điều trị giảm đau do co thắt dạ dày - ruột, chống say tàu xe... Khi dùng nhóm thuốc này trong thời gian dài thì cần thận trọng cho người bị tăng nhãn áp góc đóng. Bởi thuốc tác động lên hệ thần kinh giao cảm làm giãn nở con ngươi và làm tăng độ hẹp của góc con ngươi, cùng giác mạc. Điều này khiến cho tình trạng tăng nhãn áp càng nghiêm trọng.

Ngoài các nhóm thuốc trên, người bệnh tăng nhãn áp cũng nên thận trọng khi dùng các nhóm thuốc khác như: nhóm thuốc chống sung huyết trị nghẹt mũi (Phenylephrine, Pseudoephedrin,...) và nhóm thuốc Sulfonamide (Sulfamethoxazole, Hydrochlorothiazide...).

Việc sử dụng thuốc đối với người tăng nhãn áp cần phải hết sức thận trọng. Người bệnh cần thông báo tình trạng tăng nhãn áp của mình cho bác sĩ và cần tuân theo đúng các chỉ định điều trị của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy áp suất mắt gia tăng một cách bất thường, hãy thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp mọi người giải đáp được thắc mắc có phải thuốc trị hen không dùng cho người tăng nhãn áp? Từ đó sử dụng thuốc điều trị tăng nhãn áp và thuốc trị hen đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe