Thuốc Acetazolamide đem lại hiệu quả cao trong việc giảm các triệu chứng của sợ độ cao và điều trị bệnh giảm nhãn áp. Mọi chỉ định về liều dùng, giờ giấc uống thuốc Acetazolamide, người bệnh nên tuân thủ quy định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.
1. Công dụng điều trị bệnh Acetazolamide
Thuốc Acetazolamide được sử dụng để ngăn ngừa và giảm các triệu chứng sợ độ cao. Đồng thời, thuốc Acetazolamide có thể làm giảm chứng đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và khó thở khi bạn leo nhanh lên độ cao (3.048 mét). Cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng say độ cao là leo từ từ và có thể dừng lại 24 giờ trong suốt quá trình leo núi để cơ thể thích nghi với độ cao mới. Quá trình này nên thực hiện từ từ trong 1 đến 2 ngày đầu.
Ngoài ra, thuốc được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị áp lực cao bên trong mắt do một số loại bệnh tăng nhãn áp gây ra. Thuốc Acetazolamide hoạt động bằng cách giảm sản xuất chất lỏng bên trong mắt. Đối với trường hợp, người bệnh bị phù nề cơ thể do suy tim gây ra. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc Acetazolamide trong một thời gian ngắn.
2. Cách sử dụng thuốc Acetazolamide
Đối với viên nang/ viên nén, bác sĩ sẽ chỉ định theo đường uống. Người bệnh nên nuốt toàn bộ viên thuốc, không nghiền nát thuốc. Bởi làm như vậy sẽ phá hủy tác dụng kéo dài của thuốc và có thể làm tăng tác dụng phụ. -Thuốc Acetazolamide có thể được sử dụng trước hoặc sau khi ăn. Bệnh nhân nên uống nhiều nước khi uống thuốc.
Để ngăn ngừa chứng sợ độ cao, người bệnh nên bắt đầu dùng thuốc Acetazolamide từ 1 đến 2 ngày trước khi bắt đầu leo núi. Tiếp tục dùng nó trong khi bạn đang leo núi và trong ít nhất 48 giờ sau khi bạn đã đạt đến độ cao đặt ra. Bạn có thể cần tiếp tục dùng thuốc này trong khi ở trên cao để kiểm soát các triệu chứng. Nếu bạn bị say độ cao nghiêm trọng, bạn phải leo xuống càng nhanh càng tốt. Thuốc Acetazolamide sẽ không bảo vệ bạn khỏi những tác động nghiêm trọng của chứng sợ độ cao.
Nếu bạn sử dụng thuốc Acetazolamide để điều trị bệnh tăng nhãn áp, động kinh hãy uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Không tăng liều hoặc sử dụng thuốc Acetazolamide quá lâu nếu thuốc không đem lại hiệu quả. Trường hợp bệnh lý không được cải thiện hoặc bệnh trở nên trầm trọng hơn, bạn nên xin tư vấn của bác sĩ.
Thuốc Acetazolamide có thể làm giảm nồng độ kali trong máu. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn ăn thực phẩm giàu kali như chuối, nước cam khi uống thuốc.
3. Các lưu ý khi sử dụng thuốc Acetazolamide
3.1. Tác dụng phụ
Ở những ngày đầu dùng thuốc Acetazolamide, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng, tiểu nhiều lần, mờ mắt, khô miệng, buồn ngủ, chán ăn, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, nôn mửa,...
Nguyên nhân xảy ra các triệu chứng này do cơ thể chưa kịp thích nghi với thuốc. Nếu các triệu chứng này có dấu hiệu kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn, người bệnh nên thông báo đến bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn. Để cải thiện tình trạng chóng mặt, bạn hãy ngồi hoặc dậy từ từ khi chuyển tư thế.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Acetazolamide như sau:
- Ngứa gan bàn tay / bàn chân
- Giảm thính lực, ù tai
- Suy nhược cơ thể
- Dễ chảy máu, bầm tím.
- Rối loạn nhịp tim
- Chuột rút / đau cơ.
- Thay đổi tâm trạng như lú lẫn, khó tập trung
- Buồn nôn và nôn không ngừng
- Đau dạ dày, vàng mắt / da, nước tiểu sẫm màu)
Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Acetazolamide rất hiếm khi xảy ra như: phát ban, ngứa / sưng ở mặt / lưỡi / cổ họng, chóng mặt, khó thở.
3.2. Ngăn ngừa tác dụng phụ
Trước khi dùng thuốc Acetazolamide, người bệnh hãy thông báo đến bác sĩ những dị ứng đã và đang gặp phải. Bác sĩ cũng cần biết tiền sử bệnh lý bạn từng mắc phải như: các vấn đề về tuyến thượng thận (bệnh Addison), mất cân bằng khoáng chất chưa được điều trị (như natri / kali thấp, nhiễm axit tăng clo huyết), mất nước, bệnh thận, bệnh gan, các vấn đề về hô hấp (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính-COPD), khí phế thũng, nhiễm trùng phổi), tiểu đường, bệnh gút, bệnh tăng nhãn áp góc hẹp, cường giáp.
Thuốc có tác dụng cải thiện chứng sợ độ cao. Tuy nhiên, chúng không thể ngăn ngừa hoàn toàn chứng sợ độ cao nghiêm trọng. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm: khó thở, thay đổi tinh thần / tâm trạng (như lú lẫn, khó tập trung), thiếu phối hợp vận động, đi bộ loạng choạng, mệt mỏi, đau đầu dữ dội. Bên cạnh đó, các yếu tố như rượu, các chất kích thích có thể làm trầm trọng hơn các tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn ngủ,... Sau khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên lái xe, sử dụng máy móc. Bởi thuốc có thể làm giảm đi sự tỉnh táo nhất định.
Thuốc Acetazolamide có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu người bệnh mắc đồng thời bệnh tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và thông báo đến bác sĩ. Các triệu chứng cho thấy lượng đường trong máu thấp như: đổ mồ hôi đột ngột, run rẩy, tim đập nhanh, đói, mờ mắt, chóng mặt hoặc ngứa gan bàn tay / chân.
Thuốc Acetazolamide có thể khiến bệnh nhân nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Cho nên, khi sử dụng thuốc bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu. Sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo chống nắng khi ra ngoài trời.
Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng của thuốc gây ra. Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết hoặc có chỉ định của bác sĩ.
3.3. Tương tác của thuốc
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Theo đó, người bệnh hãy kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng vì chúng có thể chứa aspirin hoặc các loại thuốc giống aspirin (salicylat). Các loại thuốc này gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng với liều lượng lớn thuốc Acetazolamide. Tuy nhiên, nếu bác sĩ đã hướng dẫn người bệnh dùng aspirin liều thấp để phòng ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ (thường ở liều 81-325 miligam mỗi ngày), bạn có thể uống thuốc theo chỉ dẫn.
Thuốc Acetazolamide có thể tác động hoặc làm sai lệch kết quả của một số xét nghiệm. Do đó, bạn có thể được yêu cầu ngừng sử dụng thuốc trước 3 ngày đến 4 ngày thực hiện xét nghiệm.
3.4. Xử lý khi quá liều và quên liều thuốc Acetazolamide
Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc quá liều thuốc Acetazolamide cần được đưa đến bệnh viện sớm để được xử lý.
Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc, hãy uống ngay khi bạn nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên, nhưng tuyệt đối không được gấp đôi liều thuốc.
4. Bảo quản thuốc thuốc Acetazolamide
Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị, người bệnh nên bảo quản thuốc Acetazolamide đúng quy định. Thuốc nên được bảo quản ở những vị trí khô thoáng, không ở nhiệt độ quá cao hoặc độ ẩm quá lớn.
Tuyệt đối không để thuốc ở các vị trí như: phòng tắm, dưới ánh nắng mặt trời ngăn đá tủ lạnh,... Nên để thuốc xa tầm với của trẻ em và vật nuôi để tránh tình trạng ăn/ nuốt nhầm. Không xả thuốc trong bồn cồn nếu như không được bác sĩ chỉ định. Bảo vệ và sử dụng thuốc đúng cách, tuân theo chỉ định của bác sĩ là cách người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Thuốc Acetazolamide đem lại hiệu quả cao trong việc giảm các triệu chứng của sợ độ cao và điều trị bệnh giảm nhãn áp. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com