Có thể dùng nước ép cà rốt cho người tiểu đường?

Trong bài viết này, chúng ta cùng khám phá những tác động mà nước ép cà rốt có thể có đối với lượng đường trong máu và mô tả những cách mà cà rốt có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Chúng tôi cũng xem xét chỉ số đường huyết (GI) của nước ép cà rốt, cách tốt nhất để chế biến cà rốt và các mẹo ăn kiêng khác dành cho những người mắc bệnh tiểu đường.

1. Cà rốt và ảnh hưởng của chúng đối với lượng đường trong máu

Một số người tin rằng cà rốt làm tăng lượng đường trong máu và những người bị bệnh tiểu đường thì không nên ăn chúng. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể tự đặt ra những câu hỏi về một chế độ ăn uống phù hợp nhất với họ. Một câu hỏi phổ biến được đặt ra là, người bị bệnh tiểu đường có thể ăn cà rốt hay không? Câu trả lời ngắn gọn và đơn giản chính là có. Cà rốt, cũng như các loại rau khác như bông cải xanhsúp lơ trắng, là những loại rau không hề chứa tinh bột. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, rau không chứa tinh bột là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh.

Điều quan trọng là phải chú ý đến hàm lượng carbohydrate trong thực phẩm đối với những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm có chứa carbs cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và thậm chí là cả chất xơ. Một số loại thực phẩm trong số này, đặc biệt là các loại rau không chứa tinh bột, ít ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tác động của cà rốt đối với bệnh tiểu đường và cung cấp một số thông tin hữu ích về carbohydrate và bệnh tiểu đường.

1.1. Cà rốt và bệnh tiểu đường

Trên thực tế, trái cây và rau quả nhiều màu sắc có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Cà rốt nổi tiếng vì chứa beta-carotene, tiền chất của vitamin A. Chúng cũng chứa chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác. Một củ cà rốt trung bình chỉ chứa 4 gam carbs ròng (có thể tiêu hóa) và là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Thực phẩm ít carbs và chỉ số đường huyết thấp thường không có tác động có lợi đến lượng đường trong máu. Nghiên cứu cũng cho ta thấy rằng các chất dinh dưỡng trong cà rốt có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Trong một nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về tầm quan trọng của vitamin A trong việc kiểm soát đường huyết. Họ phát hiện ra rằng những con chuột bị thiếu vitamin A sẽ bị rối loạn chức năng trong tế bào β tuyến tụy. Họ cũng nhận thấy được sự giảm tiết insulin và tăng đường huyết sau đó. Những kết quả này cũng chỉ ra rằng vitamin A có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Vitamin B đóng một vai trò quan trọng ở nhiều lĩnh vực khác nhau của quá trình trao đổi chất. Một nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt vitamin B1 (Thiamine)vitamin B6 thường gặp ở những người bị mắc bệnh tiểu đường type 2. Hơn nữa, sự phát triển ban đầu của bệnh thận do tiểu đường phổ biến hơn nếu mức vitamin B6 thấp. Nghiên cứu này cho thấy rằng mức vitamin B6 thấp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các triệu chứng của bệnh tiểu đường.


Nước ép cà rốt chứa nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe người bệnh
Nước ép cà rốt chứa nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe người bệnh

Chất xơ. Chế độ ăn uống giàu chất xơ là một phần thiết yếu của việc quản lý lượng đường trong máu ở bệnh tiểu đường. Một đánh giá gần đây dựa trên kết quả tổng hợp từ 16 nghiên cứu trên diện rộng cho thấy bằng chứng khoa học rõ ràng rằng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, bổ sung chất xơ có thể giúp giảm lượng đường huyết cả về lâu dài và lúc đói.

1.2. Chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng của họ. Viện Y tế Quốc gia (NIH) nhấn mạnh rằng chế độ ăn uống lành mạnh nhất cho bệnh tiểu đường sẽ gồm các loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm, bao gồm :

  • Rau
  • Trái cây
  • Các loại hạt
  • Protein
  • Sữa không béo hoặc ít béo

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), cách tốt nhất để cải thiện được mức đường huyết là thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm cân. Ngay cả khi bạn chỉ giảm khoảng 5% trọng lượng cơ thể vẫn có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu.

Để mở rộng các khuyến nghị của Viện Y tế Quốc gia ở trên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đã đề xuất các mẹo sau để ăn uống lành mạnh với bệnh tiểu đường :

  • Ăn nhiều rau không chứa tinh bột, như cà rốt, bông cải xanh và bí xanh. Ít nhất một nửa khẩu phần ăn của những người bị tiểu đường nên là những loại rau bổ dưỡng này.
  • Loại protein tốt nhất với một chế độ ăn uống lành mạnh là protein nạc. Khoảng một phần tư khẩu phần ăn của người tiểu đường nên là nguồn protein nạc, chẳng hạn như thịt gà hoặc cá.
  • Hạn chế nạp lượng carb nạp vào mỗi bữa ăn. Hãy cố gắng ăn tinh bột có hàm lượng chất xơ cao, vì chất xơ giúp cải thiện lượng đường trong máu. Các nguồn cung cấp carbs giàu chất xơ lành mạnh bao gồm đậu, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt và các sản phẩm thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt khác.
  • Trái cây và sữa ít béo có thể là một bổ sung tuyệt vời với một bữa ăn lành mạnh. Hãy lưu ý để không lạm dụng nó về kích thước của khẩu phần. Một nắm nhỏ quả mọng tươi hoặc nửa ly sữa ít béo có thể là một lựa chọn hợp lý sau bữa tối. Hạn chế ăn trái cây khô và nước ép trái cây vì carbs của chúng tập trung nhiều hơn.
  • Đôi khi bạn có thể sẽ thèm ăn một món nào đó, và thỉnh thoảng bạn có thể thưởng thức đồ ngọt. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải lưu ý đến những gì bạn đang ăn và bạn đang ăn bao nhiêu.

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, có đường sẽ có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu của bạn. Những thực phẩm này cũng có thể dẫn đến việc tăng cân và có tác động xấu đến sức khỏe tổng thể của bạn. Chọn các lựa chọn có hàm lượng carbohydrate thấp hơn với số lượng nhỏ và chỉ thỉnh thoảng là cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân khỏi những tác động tiêu cực ở bệnh tiểu đường.


Nước ép cà rốt có thể bổ sung vào chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh
Nước ép cà rốt có thể bổ sung vào chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh

2. Bệnh nhân bị tiểu đường có thể dùng nước ép cà rốt không ?

Đường huyết, hay còn gọi là chỉ số glucose trong máu, là lượng đường trong máu của một người tại thời điểm đo. Lượng đường này đến từ thực phẩm mà chúng ta ăn. Cơ thể chúng ta cần đường để cung cấp năng lượng, tuy nhiên quá nhiều đường có thể gây ra vấn đề. Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 hoặc làm trầm trọng thêm các tính trạng bệnh lý khác.

Cà rốt có thể là một lựa chọn an toàn đối với những bệnh nhân bị tiểu đường và đang cố gắng duy trì lượng đường trong máu. Chúng cũng là loại thực phẩm không chứa tinh bột. Vì vậy, người bệnh thậm chí có thể thưởng thức một lượng nhỏ cà rốt nếu họ đang theo chế độ ăn ketogenic hoặc keto.

2.1. Chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là giá trị dùng để đo lường mức độ một số thực phẩm và đồ uống làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Chỉ số đường huyết chạy trên thang điểm từ 1 đến 100. Điểm 100 có nghĩa là loại thực phẩm đó có tác dụng tương tự đối với cơ thể chúng ta như việc ăn một lượng đường glucose tương ứng.

Chỉ số đường huyết (GI) càng thấp, lượng đường trong máu sau khi sử dụng thực phẩm đó của bạn càng tăng chậm. Cà rốt sống có chỉ số đường huyết là 16. GI cho cà rốt luộc dao động từ 32 đến 49. Điều đó đặt cà rốt vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp:

  • Chỉ số đường huyết thấp: 1-55
  • Chỉ số đường huyết trung bình: 56-69
  • Chỉ số đường huyết cao: 70 hoặc cao hơn

Chỉ số đường huyết của bất kỳ thực phẩm nào sẽ tăng lên nếu bạn nấu hoặc chế biến chúng với mật ong hoặc các loại carbohydrate khác. Tuy nhiên, cà rốt vẫn giàu chất xơ, do đó giúp làm chậm tốc độ giải phóng đường. Chúng cũng có chỉ số đường huyết thấp hơn các loại rau củ khác như khoai tây.

2.1. Tải lượng đường huyết

Chỉ số đường huyết không phải là con số duy nhất chúng ta cần quan tâm đến. Một loại chỉ số khác cũng không kém phần quan trọng là tải trọng đường huyết. Nó kết hợp giữa chỉ số đường huyết với khẩu phần để cung cấp cho chúng ta bức tranh tổng thể về tác động lên lượng đường trong máu của mình. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nhưng ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường huyết.

Hai củ cà rốt sống nhỏ có tải lượng đường huyết khoảng 8. Điều đó cũng đưa cà rốt vào nhóm có tải lượng đường huyết thấp:

  • Tải lượng đường huyết thấp: 1-10
  • Tải lượng đường huyết trung bình: 11-19
  • Tải lượng đường huyết cao: 20 hoặc cao hơn

2.3. Các loại rau có chỉ số đường huyết thấp

Rau tươi chứa hầu hết là nước. Chúng cũng là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Và nhiều loại có chỉ số đường huyết thấp, bao gồm:


Nước ép cà rốt và một số loại rau có chỉ số đường huyết thấp
Nước ép cà rốt và một số loại rau có chỉ số đường huyết thấp

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể thoải mái ăn các loại rau không chứa tinh bột - kể cả cà rốt. Ăn sống hoặc nấu chín có thể giúp ngăn việc chế biến làm tăng điểm chỉ số đường huyết. Các hợp chất khác nhau trong cà rốt như carotenoid, chất xơ và vitamin A có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng, chẳng hạn như các tổn thương cơ quan đích liên quan đến bệnh tiểu đường. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm lượng carbs và tăng cường mức độ hoạt động thể chất đều đón vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, medicalnewstoday.com, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe