Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Trình - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm, một ống mô kín gắn liền với ruột già ở bụng dưới bên phải. Viêm có thể xảy ra khi ruột thừa bị nhiễm trùng hoặc bị chặn bởi phân, dị vật hoặc khối u.
Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm bụng hoặc xương chậu, CT bụng và xương chậu, MRI của khung chậu hoặc X-quang để đánh giá tình trạng của bạn. Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho viêm ruột thừa là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nếu ruột thừa vỡ và tạo áp xe, bác sĩ có thể đề nghị dẫn lưu áp xe qua da để loại bỏ chất lỏng bị nhiễm khỏi cơ thể bạn.
1. Viêm ruột thừa là gì?
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa, ruột thừa là một ống mô bịt kín (đóng) gắn vào ruột già ở phần dưới bên phải của bụng. Viêm xảy ra khi ruột thừa bị nhiễm trùng hoặc bị chặn. Sự tắc nghẽn có thể là kết quả của:
- Phân
- Dị vật (vật hoặc chất đã được đưa vào từ bên ngoài)
- Khối u
Triệu chứng sớm của viêm ruột thừa cấp là đau, thường ở trung tâm của bụng nhưng đôi khi ở hố chậu phải. Cơn đau có thể âm ỉ lúc đầu, nhưng có thể trở nên rõ ràng hoặc nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm sốt nhẹ (trên mức bình thường), nôn mửa hoặc buồn nôn.
Một số cá nhân, đặc biệt là trẻ em, mất cảm giác ngon miệng. Khi tình trạng tiến triển, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội ở phần dưới bên phải của bụng. Khi ruột thừa bị viêm, các triệu chứng có thể gặp bao gồm:
- Đau dữ dội hoặc tồi tệ hơn hoặc đau ở bụng, trực tràng hoặc lưng
- Sưng hoặc đau ở bụng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa dữ dội
- Sốt cao
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Không có khả năng đi vệ sinh.
Viêm ruột thừa cấp có thể khó được chẩn đoán chính xác vì một số tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Không phải tất cả mọi người bị viêm ruột thừa đều xuất hiện tất cả các dấu hiệu này. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt là tình trạng đau bụng ngày càng trở nên trầm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
2. Chụp CT, MRI trong chẩn đoán viêm ruột thừa
2.1 Chụp CT trong chẩn đoán viêm ruột thừa
CT được đánh giá là phương pháp phù hợp cho việc đánh giá bệnh lý ruột thừa bởi vì nó có thể xác định rõ thành đại tràng cũng như mô mỡ quanh đại tràng với độ nhạy là 93% và độ đặc hiệu là 100% trong việc chẩn đoán hoặc loại trừ viêm ruột thừa. Trong việc xác định sự hiện diện và những biến chứng quanh đại tràng, CT cũng nhạy hơn nhiều so với chụp đại tràng cản quang Baryt.
Bên cạnh đó, CT viêm ruột thừa được đánh giá là vô cùng tiện lợi khi được sử dụng với mục đích nhằm phát hiện các nguyên nhân khác nhau của đau 1/4 bụng dưới trái mà có thể nhầm với viêm túi thừa và có thể chẩn đoán chính xác lên tới 78% các trường hợp do các nguyên nhân khác.
Những hình ảnh viêm túi thừa được ghi lại trên CT tương quan với các đặc điểm bệnh học.
Nếu tình trạng viêm ruột thừa không xảy ra ở vị trí không điển hình thì sự kết hợp của sự hiện diện của các túi thừa và dãi thâm nhiễm mỡ không tương xứng gợi ý chẩn đoán ngay cả khi xảy ra ở vị trí không thường gặp như: Đại tràng phải, đại tràng ngang, đoạn cuối hồi tràng và hỗng tràng, việc chẩn đoán viêm túi thừa bằng chụp CT có thể khó xác định.
Trên lâm sàng, viêm túi thừa manh tràng có thể bị nhầm lẫn với viêm ruột thừa cấp. Để tránh phẫu thuật và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, việc chẩn đoán sớm và chính xác vô cùng quan trọng.
Ưu điểm nổi bật của chụp CT viêm ruột thừa chính là độ nhạy và độ đặc hiệu cao, trong thập kỷ qua, với sự tiến bộ nổi bật của công nghệ, chụp CT đã tạo nên chất lượng hình ảnh viêm ruột thừa ngày càng tuyệt vời.
Tuy nhiên, điểm bất lợi chính của CT chính là vấn đề về bức xạ, nhất là đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên rất dễ bị tổn thương bởi tia X. Thêm vào đó, tiêm chất cản quang có chứa iot trong quá trình chụp CT rất dễ gây ra phản ứng dị ứng và độc thận. Việc mất thời gian uống chất cản quang gây ra sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị, chi phí cao hơn. Ngoài ra, kết quả chụp CT còn phụ thuộc vào kỹ năng thực hiện, diễn giải kết quả của các kỹ thuật viên, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
2.2 Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong chẩn đoán viêm ruột thừa
Các kỹ thuật như CT hay siêu âm là những phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán viêm ruột thừa. Tuy nhiên, chúng tồn tại khá nhiều nhược điểm. Theo các chuyên gia, CT bụng là cực kỳ nhanh và chính xác, nhưng có nhiều bệnh nhân nhận tiếp xúc trực tiếp từ 10-20 mSv liều bức xạ ion hóa. Với đánh giá này, người ta ước tính rằng thủ thuật CT mang đến nguy cơ cao bệnh ung thư cho các bệnh nhân, khoảng từ 1-2 bệnh nhân mắc ung thư do bức xạ gây ra cho mỗi 2000 ca.
Hiện nay, MRI được đánh giá là khả thi và tương đối chính xác với độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này đối với viêm ruột thừa lên tới 85% và 97% tương ứng. Thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh rằng, MRI cho kết quả với độ chính xác cao và tiết kiệm chi phí bởi lựa chọn của bệnh nhân trong thử nghiệm này, trong đó bao gồm những bệnh nhân xác suất từ thấp tới cao của viêm ruột thừa, tiết kiệm chi phí có thể nhân lên.
Cho đến nay, chụp cộng hưởng từ MRI bụng được chứng minh là kỹ thuật tiên tiến nhất trong việc phát hiện, đánh giá mức độ và theo dõi bệnh lý ở ổ bụng trong đó có bệnh lý viêm ruột thừa cấp với các ưu điểm vượt trội, chẳng hạn như:
- Phương pháp này không gây nhiễm xạ, không xâm lấn, an toàn với sức khỏe của người bệnh
- Nhiều đối tượng bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp này
- Bác sĩ đánh giá chi tiết và rõ ràng các cấu trúc của mô mềm bên trong ổ bụng như gan, thận,...dựa vào hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI
Ưu điểm nổi trội của MRI đối với bệnh nhân mang thai chính là tránh được sự tiếp xúc với bức xạ cho thai nhi. Thực hiện MRI ít phụ thuộc hơn vào người thực hiện, không sử dụng các chất cản quang có chứa iot đường tĩnh mạch. Ngoài chẩn đoán viêm ruột thừa, MRI còn có khả năng chẩn đoán các bệnh lý khác như buồng trứng xoắn hoặc tắc nghẽn thận.
Thời gian thực hiện lâu chính là điểm bất lợi chính của MRI. Thêm vào đó, nếu bệnh nhân bị chứng sợ không gian chật hẹp hoặc có mang các thiết bị kim loại thì cũng không thể thực hiện MRI, chi phí MRI cũng tương đối cao hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
Bên cạnh các phương pháp trên, để chẩn đoán viêm ruột thừa, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm bụng hoặc vùng chậu. Siêu âm là kỹ thuật sử dụng sóng âm thành để tạo ra hình ảnh bên trong bụng hoặc xương chậu.
Trong một số trường hợp, X-quang bụng hoặc ngực có thể là phương pháp nghiên cứu hình ảnh ban đầu. Táo bón và thậm chí viêm phổi có thể gây đau bụng tương tự như viêm ruột thừa.
3. Điều trị ruột thừa
Cắt ruột thừa hoặc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn ruột thừa là phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng viêm ruột thừa. Tuy nhiên, ruột thừa có thể bị vỡ ra đối với một số bệnh nhân, dẫn đến áp xe hoặc thu gom mủ. Trong tình huống này. Để loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể của bạn ngoài việc phẫu thuật cắt ruột thừa, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thực hiện thủ thuật dẫn lưu áp xe. Bạn sẽ cần phải nhập viện vài ngày nếu được dẫn lưu áp xe. Để đảm bảo quá trình lành bệnh được tiến hành theo kế hoạch, việc theo dõi thường được thực hiện ngoại trú và bạn sẽ được bác sĩ X-quang can thiệp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: radiologyinfo.org