Chỉ số PSA bao nhiêu cảnh báo nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKII Bùi Lê Phước Thu Thảo - Bác sĩ xạ trị - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh lý phổ biến ở nam giới. Ở giai đoạn đầu ung thư tiền liệt tuyến không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Xét nghiệm PSA là phương pháp giúp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến ngay từ những giai đoạn đầu. Chỉ số PSA được đánh giá là bước đột phá trong việc phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Vậy chỉ số PSA là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm PSA trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này.

1. Những thông tin cơ bản về chỉ số PSA

PSA là một kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt được mã hóa bởi gen KLK3. PSA được tiết ra từ các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt và có khối lượng phân tử dao động từ 30.000 - 34.000 dalton.

PSA tồn tại dưới 2 dạng trong cơ thể. PSA gắn vào protein trong máu và PSA tồn tại dưới dạng tự do. Chỉ số PSA thường dùng nhất để sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến chính là PSA toàn phần (bao gồm cả 2 dạng trên). 

Một chỉ số nữa cũng giúp sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến đó là chỉ số PSA tự do/ PSA toàn phần. Thông thường chỉ số này 25% đến 35%. Nếu chỉ số này càng thấp thì nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến tăng cao hơn. 

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PSA?

Thực tế, không phải ai cũng được thực hiện xét nghiệm PSA. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể như:

  • Khi muốn sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến: Nam giới từ 50 trở lên nên thực hiện xét nghiệm PSA hàng năm để sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.
  • Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng nên tiến hành sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến từ năm 40 tuổi trở đi.
  • Xét nghiệm PSA được dùng để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị ung thư tiền liệt tuyến cũng như nguy cơ tái phát bệnh. Tùy theo từng mức độ bệnh cụ thể, xét nghiệm PSA cần được theo dõi sau khi điều trị ung thư tiền liệt tuyến từ 6 đến 36 tháng.

Thực tế, không phải ai cũng được thực hiện xét nghiệm PSA. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt
Thực tế, không phải ai cũng được thực hiện xét nghiệm PSA. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt

3. Chỉ số PSA và những cảnh báo nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến

 

Đối với người bình thường, chỉ số PSA toàn phần trong máu sẽ rất thấp (dưới 4 ng/mL). Tuy nhiên, càng lớn tuổi kích thước của tuyến tiền liệt sẽ càng tăng cao.

Chỉ số PSA là dấu ấn của ung thư tiền liệt tuyến. Cụ thể như sau:

  • Khi giá trị PSA nằm trong khoảng từ 4-10 ng/mL, nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến khoảng 25% (1 trong 4 bệnh nhân). Giá trị PSA này được coi là giá trị PSA trung gian (borderline), khi ấy tỉ lệ PSA tự do/ PSA toàn phần có thể giúp ích cho việc tiên đoán nguy cơ ung thư. Nếu tỉ lệ này thấp <25%, bệnh nhân sẽ bác sĩ được tư vấn sinh thiết tiền liệt tuyến. 
  • Khi giá trị PSA tăng hơn 10 ng/mL, nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến >50%. 
  • Khi mắc ung thư tiền liệt tuyến tốc độ tăng PSA toàn phần trong máu sẽ tăng nhanh hơn bình thường. Những người có tốc độ tăng PSA toàn phần từ 0.75 ng/mL/năm trở lên sẽ có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn.
  • Những người có tốc độ tăng PSA < 0.75 ng/mL/năm có nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt lành tính.

Tuy nhiên, không phải cứ có nồng độ PSA trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc bị mắc ung thư tiền liệt tuyến. Một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tăng nồng độ PSA trong máu như: 

  • Lớn tuổi: PSA thường cao hơn ở người lớn tuổi. 
  • Phì  đại tiền liệt tuyến lành tính.
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Do xuất tinh (tình trạng có thể làm PSA tăng nhẹ trong thời gian ngắn, do đó không nên xuất tinh trong vòng 1-2 ngày trước khi xét nghiệm PSA)
  • Do thực hiện một số thủ thuật đường niệu như đặt sonde tiểu, sinh thiết tiền liệt tuyến trước đó, nội soi bang quang, 
  • Do thuốc: một số thuốc có thể làm tăng PSA như thuốc nội tiết có chứa testosterone. 

Việc xác định tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần giúp chẩn đoán và phân biệt hiệu quả những trường hợp bị ung thư tiền liệt tuyến
Việc xác định tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần giúp chẩn đoán và phân biệt hiệu quả những trường hợp bị ung thư tiền liệt tuyến

Để bảo vệ sức khỏe, nam giới đặc biệt là những người có độ tuổi từ 50 trở lên cần thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả.

Xét nghiệm là một khâu thiết yếu trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Vì thế khoa xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được trang bị đầy đủ các thiết bị xét nghiệm đồng bộ và hiện đại đồng thời áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế cung cấp các dịch vụ xét nghiệm: “Chính xác, kịp thời, khách quan và tin cậy” mang lại sự lựa chọn hoàn hảo về chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho người dân.


Hệ thống máy xét nghiệm tự động tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đảm bảo trả kết quả nhanh
Hệ thống máy xét nghiệm tự động tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đảm bảo trả kết quả nhanh

Ngoài ra, Vinmec là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp mô hình khám và điều trị các bệnh lý thận tiết niệu toàn diện với phương pháp khám/sàng lọc hiện đại, đã phẫu thuật thành công các bệnh lý tiêu hóa, tiết niệu – sinh dục, phụ khoa với tỉ lệ thành công lên tới 95%

Với mô hình này, Vinmec đã chuyển đổi từ mô hình phẫu thuật/điều trị truyền thống sang mô hình phẫu thuật/điều trị toàn diện, tích hợp các phương pháp ít xâm lấn, mang tới sự thay đổi tích cực trong việc điều trị các bệnh lý tiền liệt tuyến (Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu và nhược điểm riêng) bao gồm:


Mổ nội soi tuyến tiền liệt bằng robot tại bệnh viện ĐKQT Vinmec
Mổ nội soi tuyến tiền liệt bằng robot tại bệnh viện ĐKQT Vinmec
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe