Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Hiện tại, không có đủ thông tin để kết luận liệu chế độ ăn keto có thể mang lại lợi ích cho những người mắc hội chứng ruột kích thích hay không. Chính vì vậy, việc tiến hành các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết.
1. Hội chứng ruột kích thích là gì và nó được điều trị như thế nào?
1.1 Hội chứng ruột kích thích là gì?
Theo thống kê, hội chứng ruột kích thích (IBS) có ảnh hưởng đến 14% dân số toàn thế giới. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: Đau dạ dày, đầy hơi, chuột rút, táo bón và tiêu chảy.
Không có một nguyên nhân xác định nào gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Nhạy cảm tiêu hóa, tín hiệu hóa học từ ruột đến hệ thần kinh, căng thẳng tâm lý, hoạt động của hệ thống miễn dịch, thay đổi vi khuẩn đường ruột, di truyền, chế độ ăn uống, nhiễm trùng hoặc một số loại thuốc kháng sinh.
1.2 Điều trị hội chứng ruột kích thích
Quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích sẽ tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng bệnh thông qua thuốc, chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống.
Vì nhiều ý kiến cho rằng, thực phẩm là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu cụ thể của hội chứng ruột kích thích nên đã có khoảng 70 - 90% người bệnh tiến hành hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm nhất định để cố gắng giảm tác động tiêu cực do IBS gây ra.
Để hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, các bác sĩ thường khuyên người bệnh xây dựng một chế độ ăn uống với đầy đủ chất xơ và chất lỏng, đồng thời nên hạn chế rượu, caffeine, thức ăn cay hoặc béo.
2. Chế độ ăn kiêng keto là gì?
Chế độ ăn ketogenic được phát triển vào những năm 1920 để điều trị trẻ em mắc chứng động kinh nặng, giảm cân hoặc các tình trạng sức khỏe cần kiểm soát lượng đường trong máu. Tương tự như Atkins, người bệnh cần ăn ít chất béo, ít carb khi thực hiện chế độ ăn này.
Tỷ lệ dinh dưỡng đa lượng chính xác của chế độ ăn keto có thể khác nhau dựa trên nhu cầu của từng cá nhân, nhưng thường là: 75% chất béo, 20% protein và 5% carbs.
Chế độ ăn keto hạn chế bánh mì, ngũ cốc, đậu, các loại đậu, rượu, đường, trái cây và rau quả giàu tinh bột, đồng thời tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất béo như quả hạch, hạt, dầu, kem, pho mát, thịt, cá béo, trứng và bơ.
Bằng cách hạn chế carb ở mức 50 gram hoặc ít hơn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bước vào trạng thái trao đổi chất, trong đó sẽ đốt cháy chất béo để lấy năng lượng thay vì carbs.
3. Chế độ ăn keto ảnh hưởng đến hội chứng ruột kích thích như thế nào?
Bất chấp sự phổ biến của chế độ ăn keto, rất ít nghiên cứu được tiến hành để kiểm chứng hiệu quả của nó trong việc điều trị hội chứng ruột kích thích.
Tuy nhiên, đã có một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 13 người bị hội chứng ruột kích thích (chủ yếu là tiêu chảy) cho thấy, chế độ ăn keto có thể giúp giảm đau và cải thiện tần suất cũng như độ đặc của phân. Thay đổi tích cực này có thể là do chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột của người bệnh và cải thiện tình trạng.
Thực tế, các nghiên cứu trên động vật và con người đều cho thấy rằng, chế độ ăn ít carb có thể giúp làm cạn kiệt vi khuẩn có hại trong đường ruột để đồng thời tăng cường số lượng vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận, chế độ ăn keto làm giảm sự đa dạng tổng thể của vi khuẩn đường ruột và làm tăng số lượng vi khuẩn gây viêm và điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực.
Hiện tại, không có đủ thông tin để kết luận liệu chế độ ăn keto có thể mang lại lợi ích cho những người mắc hội chứng ruột kích thích hay không. Chính vì vậy, việc tiến hành các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết.
4. Những người bị hội chứng ruột kích thích có nên thử chế độ ăn kiêng keto không?
Mặc dù hứa hẹn nhưng những bằng chứng về việc sử dụng chế độ ăn keto để điều trị hội chứng ruột kích thích vẫn còn hạn chế. Y học hiện đại vẫn chưa chứng minh được tác động tích cực ở người bệnh là do chính chế độ ăn uống hay đúng hơn là việc loại bỏ ngẫu nhiên các loại thực phẩm gây kích thích, chẳng hạn như FODMAP hoặc gluten.
Do đó, những người bị hội chứng ruột kích thích không nên sử dụng chế độ ăn keto như một phương pháp điều trị của căn bệnh này.
Trong trường hợp người bệnh cảm thấy chế độ ăn keto có thể phù hợp với lối sống của bản thân và quan tâm đến cách nó có thể thay đổi các triệu chứng của IBS thì có thể nói chuyện với bác sĩ để có được tư vấn cụ thể nhất.
5. Nhược điểm tiềm ẩn của chế độ ăn keto
Mặc dù đem lại không ít tác dụng nhưng chế độ ăn keto cũng tồn tại một số nhược điểm, bao gồm:
- Chế độ ăn keto rất giàu chất béo, nó có thể làm trầm trọng thêm các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích thay vì cải thiện chúng.
- Chế độ ăn keto chứa ít chất xơ hòa tan nên có thể làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
Tóm lại, vì các nghiên cứu về hiệu quả của chế độ ăn ketogenic với quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích còn hạn chế nên mọi người không nên tùy tiện áp dụng. Trước khi muốn áp dụng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thể nhận được lời khuyên hữu ích nhất.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý gây tiêu chảy mạn tính hay bệnh Crohn...Đặc biệt, các kỹ thuật sàng lọc ung thư dạ dày, polyp dạ dày tại Vinmec được thực hiện bằng máy nội soi Olympus CV 190, chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn...Nhờ đó mà bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Không chỉ có hệ thống trang thiết bị hiện đại, Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm, đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.