Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Dương Xuân Lộc - Bác sĩ Ngoại Tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Sau khi cắt dạ dày, cách người bệnh ăn và tiêu hóa thức ăn sẽ thay đổi do dạ dày có thể nhỏ hơn hoặc dạ dày bị cắt hoàn toàn. Ví dụ bạn sẽ cảm thấy no nhanh hơn, không có nhu động ruột di chuyển từ dạ dày đến ruột dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng bị giảm so với trước khi phẫu thuật.
1. Hướng dẫn chung về chế độ dinh dưỡng sau cắt dạ dày
Sau cuộc phẫu thuật cắt dạ dày, dạ dày của bạn sẽ không thể giữ được nhiều thức ăn như trước kia, do đó, bạn sẽ cần chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ trở lên. Điều này sẽ giúp bạn ăn đúng lượng thức ăn phù hợp tới khả năng của dạ dày hoặc tình trạng không có dạ dày nữa.
Hướng dẫn chế độ ăn:
- Bắt đầu với 6 hoặc lớn hơn 6 bữa ăn nhỏ hàng ngày. Khi bạn mới bắt đầu ăn, bạn có thể bắt đầu ăn với thể tích của khẩu phần ăn từ 120 ml/bữa đến 240 ml/bữa, sau vài tháng, bạn có thể ăn khẩu phần lớn hơn và ăn ít bữa hơn. Tuy nhiên, có những người bệnh khác có thể vẫn phải cần cần phải tuân theo chế độ ăn nhiều bữa nhỏ/ngay do tình trạng bạn của mỗi người khác nhau.
- Nhai kỹ thức ăn để giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu thức ăn.
- Ăn chậm. Bằng cách này, bạn sẽ ngừng ăn trước khi cảm thấy quá no.
- Ngồi thẳng lưng trong khi ăn.
- Bữa ăn cuối cùng trong ngày phải hoàn thành ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Không uống quá 120ml chất lỏng trong mỗi bữa ăn. Điều này sẽ cho phép bạn ăn đủ thức ăn dạng rắn mà cảm thấy không quá no và giữ cho thức ăn không di chuyển vào ruột non quá nhanh. Lưu ý rằng súp và các loại nước uống protein vẫn được tính là chất lỏng.
- Bạn nên ăn đầy đủ và đa dạng protein trong mỗi bữa ăn như trứng, thịt, thịt gia cầm, cá, các loại hạt, sữa, sữa chua, phô mai, bơ đậu phộng và đậu phụ.
- Tránh thức ăn cay và hạt tiêu ngay sau khi phẫu thuật.
- Tránh chất béo và thực phẩm có đường nếu như bạn cảm thấy khó chịu sau khi ăn các loại thức ăn này.
Hướng dẫn về uống:
- Cố gắng uống khoảng 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. Tránh đồ uống có ga do chúng gây cảm giác no.
- Uống nước trước và sau ít nhất 1 giờ ăn để tránh cảm giác quá no và ngăn ngừa mất nước.
- Không uống quá 120 ml chất lỏng trong mỗi bữa ăn.
Vitamin B12:
Do dạ dày đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thu vitamin B12, do đó nếu một phần dạ dày bị cắt bỏ sẽ khiến người bệnh thiếu vitamin B12. Bạn sẽ cần uống thêm vitamin B12 dưới dạng thực phẩm chức năng viên uống hoặc thuốc tiêm hàng tháng.
2. Kiểm soát các vấn đề thường gặp
Bạn nên ghi lại các loại thực phẩm đã ăn, đồ uống và các triệu chứng hoặc vấn đề mà bạn gặp phải sau khi ăn những loại thức ăn này để giúp bạn và bác sĩ dễ dàng phát hiện nguyên nhân và có hướng xử lý hoặc tránh các loại thực phẩm hay đồ uống này.
Sau đây là những vấn đề phổ biến mà người bệnh thường gặp sau khi cắt dạ dày và cách xử lý:
Mẹo kiểm soát buồn nôn:
- Tránh thực phẩm giàu năng lượng, cay hoặc nhiều dầu mỡ.
- Không ăn hoặc uống quá nhanh.
- Không ăn hoặc uống quá nhiều cùng một lúc.
- Không nằm sau bữa ăn. Đợi 2 đến 3 giờ sau khi ăn rồi mới được nằm.
Mẹo quản lý tình trạng quá no:
- Không ăn hoặc uống quá nhiều cùng một lúc.
- Không uống quá nhiều nước trong mỗi bữa ăn.
- Không ăn hoặc uống quá nhanh.
- Nếu bạn gặp khó khăn khi chia nhỏ 3 bữa chính thành 6 bữa ăn nhỏ, hãy tạo một lịch trình với thời gian cố định để ăn và uống.
- Tránh đồ uống có ga như soda và nước sủi bọt.
- Tránh các loại rau có thể khiến bạn đầy hơi như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, hành tây, bắp cải brussels và đậu.
Mẹo để kiểm soát tiêu chảy:
- Đầu tiên, hãy thử giảm lượng tiêu thụ, sau đó, thử giảm sữa và cuối cùng, giảm ăn chất béo. Hãy chú ý xem liệu tình trạng tiêu chảy có giảm hơn khi bạn cắt giảm các chất dưỡng trên.
- Tránh các loại dẫn xuất rượu của đường như sorbitol và mannitol. Các chất này thường có trong kẹo cao su, viên kẹo cứng, thuốc ho, món tráng miệng được làm từ sữa, bánh ngọt và bánh quy. Bạn có thể xem các thành phần nguyên liệu tại nhãn hiệu của sản phẩm.
- Bạn nên ăn thực phẩm có chất xơ hòa tan (soluble fiber,) như trái cây đóng hộp, chuối, bơ đậu phộng và bột yến mạch.
Đảm bảo việc bảo quản thực phẩm tốt tại nhà:
- Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh hoặc tủ đông ngay lập tức.
- Loại bỏ thức ăn thừa trong tủ lạnh sau 2 ngày.
- Loại bỏ thực phẩm đông lạnh sau 6 tháng.
- Tốt nhất hãy rã đông thức ăn bằng tủ mát hoặc lò vi sóng, không trên đun trên bếp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Mskcc.org