Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh Gout

Bệnh Gout không còn là căn bệnh xa lạ với nhiều người ngay nay. Không phải chỉ người già mới bị, mà hiện nay tỉ lệ người trẻ trung tuổi bị Gout cũng bắt đầu tăng lên nhiều. Gout khiến người bệnh bị viêm khớp, thường xuất hiện đau buốt ở các khớp ngón chân. Khi bị Gout, người bệnh đặc biệt phải chú ý tới chế độ ăn bởi chúng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị cũng như tránh làm bệnh trở nên nặng hơn. Bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin về bệnh Gout cũng như chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh Gout.

1. Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân gây mắc bệnh Gout

Gout là một căn bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể, làm lắng đọng tinh thể muối urat hoặc bị tăng acid uric trong máu. Khi bị Gout, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau nhức ở các khớp nhỏ như ở khớp gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ, đặc biệt ở các khớp đầu ngón chân cái.

Bệnh thường xuất hiện ở nam giới, từ 40 tuổi trở lên.

Nguyên nhân gây mắc bệnh Gout

Do tăng sản xuất acid uric: Uống nhiều bia rượu, uống nhiều bia có nguy cơ bị Gout cao hơn uống rượu.

Do giảm bài tiết acid uric ở thận: Người bệnh đang bị bệnh thận, đang sử dụng thuốc điều trị,...

Người bệnh trước đó ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin có nhiều trong các loại thịt đỏ, ăn nhiều thủy hải sản.

Chính vì nam giới uống nhiều bia rượu nên thường bị Gout nhiều hơn so với nữ giới


Lạm dụng rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout
Lạm dụng rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout

  • Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh Gout

Khi bị Gout, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn phải đảm bảo nguyên tắc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không ăn quá nhiều tránh bị thừa cân nhưng cũng không được ít quá gây suy dinh dưỡng. Dưới đây là những lưu ý về chế độ ăn cho bệnh nhân Gout:

Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều hợp chất purin

Để điều trị Gout, người bệnh chỉ nên tiêu thụ lượng purin mỗi ngày nhỏ hơn 500mg

Nhóm thực phẩm có thể ăn nhưng chỉ nên ăn vừa phải:

Ngũ cốc, bơ, đường, trứng, sữa, phomai

Thịt nạc, cá, hải sản, gia cầm, đậu, đỗ

Không nên ăn nội tạng động vật như óc, gan, bầu dục, nước luộc của thịt, nấm, măng tây

Thịt hải sản như cá cơm, cá trích, cá mòi, cá ngừ

Ăn chất béo vừa phải. Nên ăn các loại hạt có dầu như oliu, vừng, đậu tương,... thay vì ăn mỡ hay da của động vật.

Hạn chế đồ uống có nguy cơ tăng acid uric máu

Hạn chế uống bia rượu, chè, cà phê. Chỉ nên uống nước trắng hoặc nước khoáng bicarnonat


Hạn chế đồ uống có nguy cơ tăng acid uric máu
Hạn chế đồ uống có nguy cơ tăng acid uric máu

Chế độ cho bệnh nhân Gout điều trị lâu dài

Người bệnh ăn như bình thường, không kiêng kị hoàn toàn, chỉ nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đạm

Uống nhiều nước trắng, đặc biệt nên uống nước khoáng kiềm

Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin C từ hoa quả chín như lựu, cam, bưởi,...

Ăn thanh đạm như rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, sản phẩm từ đậu như đậu phụ, sữa đậu nành, ăn trứng và các sản phẩm từ sữa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe