Chế độ ăn khi bị suy tim rất quan trọng đối với các bệnh nhân. Mặc dù, suy tim là một bệnh mãn tính, nhưng những gì bạn ăn có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy những thực phẩm nào nên và không nên ăn trên đối với bệnh nhân suy tim? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
1. Chế độ ăn khi bị suy tim có thật sự cần thiết?
Chế độ ăn khi bị suy tim thật sự rất cần thiết đối với những bệnh nhân đang gặp phải căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu ước tính có hơn 64 triệu người trên thế giới đang ở các giai đoạn khác nhau của bệnh suy tim. Suy tim cũng là nguyên nhân nhập viện hàng đầu đối với những người từ 65 tuổi trở lên. Hơn hết, sự thật rằng đây là một tình trạng thường cướp đi nhiều năm sống của người bệnh.
Với tất cả những điều đó, không có gì ngạc nhiên khi một số chuyên gia coi bệnh suy tim là một đại dịch toàn cầu. Sống chung với bệnh suy tim thường đòi hỏi phải thay đổi lối sống ngay lập tức, trong đó lựa chọn chế độ ăn uống đứng đầu danh sách những việc cần phải làm. Hãy coi bữa ăn của bạn như một liều thuốc. Những gì bạn ăn có thể giúp ích hoặc làm tổn thương trái tim của bạn. Đặc biệt hơn hết, natri chính là yếu tố bạn cần kiểm soát cao khi được chẩn đoán mắc bệnh suy tim.
2. Tại sao việc giảm natri lại quan trọng với bệnh suy tim?
Một chút natri rất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, vì khoáng chất này giúp cơ thể bạn hấp thụ và giữ nước ở mức cần thiết. Tuy nhiên, nạp quá nhiều natri sẽ khiến cơ thể giữ lại nước ở mức dư thừa. Nếu bạn bị suy tim, đây là một vấn đề lớn. Đó cũng là lý do tại sao chế độ ăn khi bị suy tim cần phải kiểm soát natri tối đa.
Khi bị suy tim, việc bơm máu không đầy đủ có thể dẫn đến ứ dịch trong cơ thể. Lượng dịch dư thừa này có thể ở bất cứ đâu, từ tay và chân đến các khu vực xung quanh và các cơ quan quan trọng như phổi.
Vì vậy, nếu bạn bị suy tim và tiêu thụ một lượng lớn natri, bạn có thể hình dung rằng bạn đang làm tăng khả năng giữ nước trong một hệ thống vốn đã bị "ngập lụt". Điều này cũng có thể là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
Như vậy, khi giảm natri trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn đang giúp làm giảm khả năng giữ nước dư thừa và giảm bớt áp lực cho trái tim. Về cơ bản, đó là một cách để giúp hệ thống tim mạch khi đang bị tổn thương.
2.1 Bao nhiêu natri là quá nhiều?
Chế độ ăn khi bị suy tim nên cố gắng hạn chế natri ở mức dưới 2 gram mỗi ngày. Để dễ dàng hình dung hơn, lượng natri này ít hơn lượng natri có trong 1 thìa cafe muối ăn.
Đặc biệt, bạn cần lưu ý, muối và natri thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng khác nhau. Muối là sự kết hợp của natri và clorua. Trong khi đó, natri chỉ là natri, và là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trên Trái đất.
2.2 Có nên hạn chế tiêu thụ chất lỏng?
Nhiều bệnh nhân suy tim cho rằng cần hạn chế uống nước và các chất lỏng khác vì họ đang tích trữ quá nhiều chất lỏng. Nhưng thực tế, không phải ai cũng cần tuân theo chế độ này mà phải tuỳ vào từng trường hợp. Bạn cần trao đổi với bác sĩ của mình trước khi cắt giảm lượng chất lỏng tiêu thụ để giải quyết các triệu chứng suy tim.
3. 10 lời khuyên để ăn ít natri trong chế độ ăn khi bị suy tim
Với những tác hại không mong muốn mà natri mang lại, vậy làm thế nào để cắt giảm lượng natri nạp vào để làm chậm tiến triển của bệnh suy tim? Hãy tham khảo 10 gợi ý để dễ dàng chuyển sang chế độ ăn ít natri sau đây:
- Cất lọ muối của bạn đi. Khi bạn không thấy, bạn sẽ không dùng đến.
- Sử dụng thảo dược tươi thay cho muối để làm tăng hương vị cho món ăn.
- Hãy dành thời gian để đọc nhãn dinh dưỡng và cố gắng tiêu thụ không quá 140 mg natri.
- Tìm kiếm các sản phẩm có hàm lượng natri thấp hoặc không chứa natri.
- Đừng nhầm lẫn thấp hơn với thấp. Nhiều thực phẩm được dán nhãn “thấp hơn”, “giảm” hoặc “ít” natri hơn. Những sản phẩm này cung cấp hàm lượng natri thấp hơn so với phiên bản thực phẩm thông thường, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng thực sự “thấp” khi nói đến hàm lượng natri.
- Tập trung vào thực phẩm tươi sống như: hoa quả và rau, thịt tươi, sản phẩm bơ sữa, các loại hạt, ngũ cốc tươi và đậu khô.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn đóng hộp.
- Nấu ăn thông minh: Hãy xem xét kỹ hơn những nguyên liệu bạn đang sử dụng trong khi nấu ăn
- Nếu bạn muốn ăn tại nhà hàng, hãy tìm những món ăn được chế biến đơn giản. Điều này giúp bạn cắt giảm natri ở mức có thể trong khi vẫn tìm thấy niềm vui với thức ăn.
- Hãy kiên nhẫn: việc giảm natri trong chế độ ăn uống của bạn có thể khó khăn nhưng hãy nhớ rằng đảm bảo sức khoẻ vẫn là ưu tiên quan trọng nhất.
Nếu bạn đã quen với việc cắt giảm natri thì những món ăn không có vị mặn đối với bạn trước đây có thể sẽ trở nên cực kỳ mặn. Ngoài ra, các loại thực phẩm chứa natri cao thường có nhiều chất béo và calo. Vì vậy, tin vui là bạn có thể giảm vài cân sau khi cắt giảm những món ăn chứa nhiều natri như thịt chế biến sẵn, khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ, đồ chiên và bánh mì. Việc giảm cân cũng góp phần làm giảm căng thẳng cho tim và kéo dài tuổi thọ của bạn khi bị suy tim.
4. Thực phẩm nên ăn khi bị suy tim
Bên cạnh việc cắt giảm natri, chế độ ăn khi bị suy tim cần bổ sung các chất sau:
- Chất xơ: giúp kiểm soát cholesterol và duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh.
- Protein chất lượng cao: duy trì cơ bắp và hỗ trợ phục hồi sức khỏe
- Chất béo lành mạnh: Ưu tiên chất béo no không bão hòa, như chất béo từ dầu olive và dầu cây lanh, thay vì chất béo no bão hòa từ động vật.
Tóm lại, chế độ ăn dành cho bệnh nhân bị suy tim cần phải tuân thủ nghiêm ngặt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để duy trì sức khỏe tốt hơn.