Bại não là tổn thương não không tiến triển, gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi. Trong đó bại não thể múa vờn chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong tổng số trẻ bại não và thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái.
1. Quy trình chẩn đoán bại não thể múa vờn
Trình tự cần tiến hành khi chẩn đoán bại não múa vờn ở trẻ em
1.1. Hỏi bệnh – khai thác bệnh sử
Bác sĩ sẽ khai thác các bất thường trong thời kỳ thai nghén của các bà mẹ, các bất thường trong và sau khi sinh, biểu hiện rối loạn vận động của trẻ, các biểu hiện bệnh lý khác...
1.2. Khám và lượng giá chức năng
Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
- Trương lực cơ thay đổi liên tục (lúc tăng, lúc giảm) ở tứ chi.
- Giảm khả năng vận động thô.
- Phản xạ gân xương có thể tăng hoặc bình thường. Có các phản xạ nguyên thủy mức độ tủy sống, thân não, não giữa, vỏ não.
- Có các vận động không hữu ý: kiểm soát đầu cổ kém, mồm há liên tục, chảy nhiều dớt dãi, cử động múa vờn ngọn chi (thường ở bàn tay và các ngón tay).
- Dấu hiệu tổn thương ngoại tháp: rung giật, múa vờn.
- Dinh dưỡng cơ: không có teo cơ, ít co rút tại các khớp do trương lực cơ thay đổi.
- Cảm giác: có thể rối loạn điều hòa cảm giác.
- Thần kinh sọ não: có thể bị liệt.
- Các dấu hiệu khác: động kinh, rối loạn nhai nuốt, trẻ có thể điếc ở tần số cao.
- Rối loạn sự phát triển giao tiếp và ngôn ngữ ở các mức độ khác nhau. Có thể kèm theo động kinh và các dạng tật khác (rung giật nhãn cầu, lác, giảm thính lực...)
2. Chẩn đoán phân biệt với các thể bại não khác
- Phân biệt với bại não thể co cứng bởi tình trạng trương lực cơ lúc tăng lúc giảm.
- Phân biệt với bại não thể thất điều ở khả năng phối hợp vận động giữa các bộ phận của cơ thể và khả năng thăng bằng...
3. Chẩn đoán nguyên nhân
Các nguyên nhân trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh
3.1. Trước khi sinh
- Mẹ bị nhiễm virus ( cúm, cytomegalovirus, toxoplasma, herpes...), dùng một số thuốc (hoá chất, nội tiết tố...), nhiễm độc (chì, thuỷ ngân, thạch tín...)
- Thai nhi bị đột biến NST ở bào thai do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Bất đồng nhóm máu (nhóm máu Rh)
- Mẹ bị đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén...
- Di truyền
3.2. Trong khi sinh
- Trẻ đẻ non
- Trẻ bị ngạt
- Đẻ khó, can thiệp sản khoa khi sinh
- Sang chấn sản khoa.
3.3. Sau khi sinh
- Trẻ bị sốt cao co giật
- Trẻ bị nhiễm trùng: viêm màng não, viêm não...
- Trẻ bị chấn thương đầu, não
- Thiếu oxy do đuối nước, ngộ độc hơi
- Trẻ bị các bệnh như xuất huyết não – màng não, u não....
4. Xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bại não ở trẻ em
- Điện não đồ: hoạt động điện não cơ bản bất thường, có các hoạt động kịch phát điển hình hoặc không điển hình, khu trú hoặc toàn thể hoá.
- Siêu âm qua thóp: tìm các tổn thương khu trú như chảy máu não, giãn não thất.
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ: xác định một số tổn thương não.
- Chụp X - quang: xác định dị tật cột sống, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân kèm theo.
- Đo thị lực, thính lực
- Các xét nghiệm khác: CK, LDH để loại trừ bệnh cơ; T3, T4, TSH để loại trừ suy giáp.
5. Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bại não thể múa vờn ở đâu?
Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh (tractography) hay Chụp Cộng hưởng từ khuếch tán sức căng (DTI - Diffusion Tensor Imaging) là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất trong chẩn đoán bệnh bại não ở trẻ em. Đây là phương pháp chẩn đoán được áp dụng thường quy tại hệ thống y tế Vinmec.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã triển khai dịch vụ Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh hay Chụp Cộng hưởng từ khuếch tán sức căng được thực hiện bởi máy CHT Pioner GE 3 Tesla hiện đại, với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm đọc MRI bại não có tổn thương:
- ThS. BS. Ngô Văn Đoan - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt trong lĩnh vực siêu âm, cắt lớp vi tính đa dãy, cộng hưởng từ.
- BS. CKI. Nguyễn Thanh Hải: có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt trong lĩnh vực cắt lớp vi tính đa dãy, cộng hưởng từ. Hiện tại, bác sĩ đang làm việc tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
- ThS. BS. Vũ Thị Hậu: đã được đào tạo bài bản trong nước và Quốc tế như: Theo học tại Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, theo học tại Bệnh viện CHU Clermont Ferrand (Pháp).
- Bác sĩ nội trú Nguyễn Quỳnh Giang: có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt trong lĩnh vực cắt lớp vi tính đa dãy, cộng hưởng từ.
Đề biết thêm thông tin về các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm bệnh bại não thể múa vờn. Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.
Kỹ thuật Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh hoặc Chụp Cộng hưởng từ khuếch tán sức căng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park để chẩn đoán bệnh bại não thể múa vờn có tỉ lệ chụp thành công lên đến 95%.
Với hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hiện đại và các trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến hàng đầu thế giới, với đội ngũ bác sĩ - kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, khoa chẩn đoán hình ảnh có thể thực hiện nhiều kỹ thuật đa dạng và chuyên sâu, hỗ trợ cho các bác sĩ lâm sàng chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác, giúp theo dõi bệnh trong và sau điều trị.
- BS. Trần Hải Đăng - Khoa chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có thời gian dài tu nghiệp tại nước ngoài với các chứng chỉ đào tạo liên tục, sau đại học về chẩn đoán hình ảnh và can thiệp tại Thụy Sỹ, Hoa kỳ, Áo, Pháp, và tham gia nhiều hội nghị quốc tế về chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu được tổ chức tại các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới.
Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bại não
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.