Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Mất ngủ được định nghĩa lâm sàng là khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ làm suy giảm hoạt động ban ngày. Để tìm lại giấc ngủ ngon, người bệnh cần tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tạo được môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ.
1. Phân biệt mất ngủ tạm thời và mất ngủ mãn tính
Trẻ sơ sinh ngủ trung bình 16 giờ mỗi ngày chia làm nhiều giấc. Những người trưởng thành thường ngủ một giấc dài về đêm, trung bình 7 đến 8 giờ. Tuổi càng cao tình trạng mất ngủ về đêm nhiều hơn hay bị thức giấc và ít có giấc ngủ sâu .
Có nhiều loại rối loạn làm cản trở giấc ngủ. Thông thường mất ngủ được chia ra hai loại: Mất ngủ tạm thời và mất ngủ mãn tính.
1.1 Mất ngủ tạm thời
Mất ngủ tạm thời được định nghĩa là mất ngủ kéo dài dưới hai tuần. Nguyên nhân thường là những stress do hoàn cảnh như thi cử bệnh nhân phải chịu đựng sự đổ vỡ hay một cú sốc tinh thần nào đó gây nên mất ngủ trong một thời gian ngắn.
1.2 Mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính là tình trạng khó đi vào giấc ngủ đặc biệt khó ngủ vào ban đêm hoặc thức dậy sớm và không ngủ lại được trong thời gian tối thiểu là 1 tháng.
Một số nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính có thể kể đến bao gồm các rối loạn về hành vi tâm thần, do môi trường, mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, xương khớp....
2. Điều trị mất ngủ
- Thay đổi thuốc dùng hoặc điều trị các căn nguyên rối loạn tâm thần cải thiện rõ ràng giấc ngủ.
- Nhiều loại can thiệp không dùng thuốc có hiệu quả trong điều trị mất ngủ. Các can đề này bao gồm hướng dẫn vệ sinh ngủ, các kỹ thuật thư giãn, các biện pháp thông dụng là thư giãn cơ từ từ, thở bụng, thiền, tự thở ít nhất 30 phút cho những hoạt động không càng tháng trước khi đi ngủ.
- Thuốc ngủ: Nên sử dụng lều thấp nhất và thưa nhất có thể, để hạn chế các tác dụng phụ. các thuốc ngủ hay được dùng nhất là các benzodiazepin. Việc chọn thuốc gây ngủ phụ thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân để giấc ngủ có thể đáp ứng tốt với thuốc. Nếu chọn thuốc ngủ tác động ngắn thì nên chọn Zolpidem vì ít có tác dụng phụ hơn.
3. Chăm sóc bệnh nhân mất ngủ
Để chăm sóc bệnh nhân mất ngủ cần tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tạo được môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ. Ngoài ra cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cần hỏi kỹ về kiểu ngủ của bệnh nhân (độ dài, tính liên tục). Nếu ngủ không đúng tư thế cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Giảm thời lượng ngủ trưa: Mặc dù giấc ngủ trưa rất tốt; tuy nhiên nếu thời lượng ngủ trưa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Thay vì ngủ trưa 1 tiếng/ngày y bạn hay giảm thời lượng ngủ trưa thành 15 - 20 phút/ngày.
- Cần xem xét các thuốc mà bệnh nhân dùng, các loại đồ uống thường uống như: Rượu, cafein. Nếu bệnh nhân sử dụng những loại đồ uống này nên dừng lại. Thay vào đó hãy bổ sung các loại thực phẩm có thể giúp bạn có một giấc ngủ tốt như: Hạt sen...
- Thử một vài kỹ thuật thư giãn trước khi đi ngủ như: Thiền, đi bộ, tập thở theo phương pháp 4-7-8.
- Nếu nghi ngờ có rối loạn tâm thần nặng, như bệnh tâm thần phân liệt cần đưa đến các cơ sở y tế để làm thử nghiệm về tình trạng tâm thần.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM