Cấy ghép thiết bị tái đồng bộ tim (CRT): Những điều cần biết

Thiết bị tái đồng bộ tim (CRT) là là một giải pháp điều trị giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiệu quả. CRT được sử dụng chủ yếu trong việc điều trị suy tim, do các buồng tim hoạt động không đồng bộ, gây ra mệt mỏi, suy tim và khó thở.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ, chuyên ngành Nội tim mạch, tại Vinmec Central Park.

1. Phương pháp tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim

Phương pháp tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim là một thủ thuật cấy ghép thiết bị vào ngực, hỗ trợ buồng tim co bóp một cách có tổ chức và hiệu quả hơn. Đây là phương pháp sử dụng một thiết bị gọi là máy tạo nhịp tim hai tâm thất - còn gọi là thiết bị tạo nhịp tái đồng bộ tim - gửi tín hiệu điện đến cả hai buồng dưới của tim (tâm thất phải và trái). Các tín hiệu này kích thích buồng tim hoạt động đồng bộ, từ đó cải thiện quá trình bơm máu ra khỏi tim.

Đôi khi, thiết bị cũng kết hợp một máy khử rung tim ICD, có thể gây sốc điện để thiết lập lại nhịp tim nếu nhịp tim trở nên bất thường một cách nguy hiểm.


Tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim là một thủ thuật hỗ trợ buồng tim co bóp một cách có tổ chức và hiệu quả
Tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim là một thủ thuật hỗ trợ buồng tim co bóp một cách có tổ chức và hiệu quả

2. Khi nào cần sử dụng thiết bị tái đồng bộ tim (CRT)

Phương pháp tạo nhịp tái đồng bộ tim là một phương pháp điều trị suy tim ở những người có 2 buồng tim dưới (tâm thất) hoạt động không đồng thời điểm. Thiết bị này thường được áp dụng cho những bệnh nhân suy tim kèm mắc tình trạng Block nhánh trái, có thể kết hợp cần phải sử dụng thiết bị điều chỉnh nhịp tim do nhịp tim thấp.

Nếu bạn bị suy tim, cơ tim của bạn sẽ yếu đi và không thể bơm đủ máu để hỗ trợ cơ thể. Điều này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu các buồng tim hoạt động không đồng bộ với nhau. Phương pháp tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim có thể làm giảm thiểu các triệu chứng suy tim và nguy cơ biến chứng, hạn chế tử vong.


Cấy ghép thiết bị tái đồng bộ tim là một trong những phương pháp giảm triệu chứng suy tim như đau tức ngực
Cấy ghép thiết bị tái đồng bộ tim là một trong những phương pháp giảm triệu chứng suy tim như đau tức ngực

3. Những rủi ro khi thực hiện cấy ghép thiết bị CRT

Những rủi ro cụ thể khi thực hiện cấy ghép thiết bị tái đồng bộ tim phụ thuộc vào loại thiết bị cấy ghép và sức khỏe tổng thể. Các biến chứng có thể xảy ra:

  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu
  • Xẹp phổi (tràn khí màng phổi)
  • Nén tim do chất lỏng tích tụ trong túi bao quanh tim (chèn ép tim)
  • Sự cố của thiết bị
  • Các bộ phận của thiết bị dịch chuyển, có thể đòi hỏi thực hiện một ca phẫu thuật khác.

4. Quy trình thực hiện cấy ghép thiết bị CRT

Bệnh nhân sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình nhưng sẽ được dùng thuốc để giúp bạn thư giãn. Vị trí được cấy máy điều hòa nhịp tim sẽ được gây tê. Quá trình này thường mất một vài giờ.

Trong quá trình phẫu thuật, dây điện (còn gọi là điện cực) sẽ được đưa vào một tĩnh mạch lớn ở gần hoặc dưới xương đòn. Dây sẽ được di chuyển đến tim dưới sự hướng dẫn của hình ảnh X-quang. Một đầu của mỗi dây cách điện sẽ được gắn vào vị trí thích hợp trong tim. Đầu kia sẽ được kết nối với một máy tạo xung, thường được cấy ghép dưới da dưới vùng xương đòn.


Bệnh nhân sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình thiết bị tại đồng bộ tim
Bệnh nhân sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình thiết bị tại đồng bộ tim

Các thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim bao gồm:

  • Phương pháp tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim bằng máy điều hòa nhịp tim (CRT-P): Thiết bị tái đồng bộ tim có ba dây dẫn, được nối máy điều hòa nhịp tim tại buồng trên bên phải của tim (tâm nhĩ phải) và cả hai buồng dưới (tâm thất).
  • Phương pháp tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim bằng máy điều hòa nhịp tim và ICD (CRT-D): Thiết bị này được khuyên dùng cho những người bị suy tim có kèm nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp tim. Thiết bị sẽ phát hiện nhịp tim nguy hiểm và triệt phá bằng cách tạo ra một cú sốc năng lượng. Cú sốc này có thể thiết lập lại nhịp tim.

Bạn thường sẽ ở lại bệnh viện qua đêm sau khi điều trị tái đồng bộ tim. Hầu hết mọi người có thể trở lại hoạt động bình thường sau một vài ngày và cần hạn chế việc mang vác vận nặng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe