Cảnh giác nguy cơ loãng xương do corticoid

Corticoid là thuốc điều trị hiệu quả rất nhiều bệnh lý, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương. Loãng xương xương do corticoid hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị được, nếu người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

1. Bệnh loãng xương và những điều cần biết

Loãng xương là bệnh lý thường gặp nhất là ở người cao tuổi, căn bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh xốp xương hoặc giòn xương. Loãng xương là tình trạng mật độ xương ngày càng giảm dần và khiến xương giòn hơn, dễ gãy hơn cả khi bị chấn thương nhẹ.

Loãng xương được đánh giá là nguyên nhân chính gây ra gãy xương, nhất là đối với người già và phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Xương thường bị gãy nhất là xương cột sống, xương đùi... với khả năng hồi phục chậm và tốn kém trong điều trị.

Bệnh loãng xương thường không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh rất khó nhận ra cho đến khi tình trạng gãy xương hoặc gặp các sang chấn nhỏ với xương xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này bao gồm:

  • Loãng xương gây ra tình trạng xẹp đốt sống gây đau lưng, chiều cao suy giảm, đi còng lưng
  • Đau nhức xương thường xuyên xảy ra, có thể ở một số vị trí nhất định hoặc toàn thân
  • Thường xuyên đau ở các vị trí như cột sống, xương chậu, thắt lưng, đầu gối, hông. Các cơn đau thường âm ỉ nhưng chỉ cần nghỉ ngơi sẽ thuyên giảm
  • Ở người cao tuổi bệnh loãng xương sẽ kèm theo một số bệnh lý khác như giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp...

Về nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương bao gồm 2 nhóm nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân không thể thay đổi: Giới tính, tuổi tác, kích thước cơ thể, tiền sử gia đình, mãn kinh sớm, từng bị gãy xương, mắc một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, hội chứng cushing,
  • Nguyên nhân có thể thay đổi: Nội tiết tố, chế độ ăn thiếu canxi hoặc vitamin D, chán ăn tâm tâm thần, dùng thuốc corticoid trong thời gian dài, chế độ tập luyện, vận động hằng ngày, hút thuốc và uống rượu...

Loãng xương là bệnh lý thường gặp nhất là ở người cao tuổi
Loãng xương là bệnh lý thường gặp nhất là ở người cao tuổi

2. Nguy cơ loãng xương do corticoid gây ra

Corticoid là thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch... Corticoid nếu sử dụng hợp lý và đúng cách sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng chỉ định và kéo dài thời gian sử dụng sẽ gây ra nhiều tác tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có bệnh loãng xương.

Khi corticoid tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng ức chế sự hình thành protein collagen, ảnh hưởng đến sự lắng đọng xương, giảm lượng canxi hấp thu vào cơ thể và gây ra tình trạng giảm mật độ xương và tăng hủy xương trong cơ thể.

Khi sử dụng corticoid liên tục trong vòng 1 năm, mật độ xương giảm từ 10-15% ở những vùng xương như cột sống, xương sườn,...

Mặc dù sử dụng corticoid có tác dụng hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng song hành với nó là nguy cơ loãng xương cao. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng loại thuốc này khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không kéo dài thời gian sử dụng thuốc và nên sử dụng thêm canxi và vitamin D trong quá trình dùng corticoid. Trong quá trình trình sử dụng corticoid, nếu thấy các dấu hiệu bất thường thì nên báo với bác sĩ để giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc nếu cần thiết.


Corticoid nếu sử dụng không đúng chỉ định và kéo dài thời gian sử dụng sẽ gây ra nhiều tác tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có bệnh loãng xương.
Corticoid nếu sử dụng không đúng chỉ định và kéo dài thời gian sử dụng sẽ gây ra nhiều tác tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có bệnh loãng xương.

3. Loãng xương do corticoid điều trị như thế nào?

Khác với các trường hợp loãng xương do tuổi tác hay một nguyên nhân nào đó, loãng xương do corticoid cần điều trị ngay khi chỉ số T-score ở khoảng -2 và thời gian điều trị liên tục trong vòng 3 năm để ngăn ngừa tình trạng mất xương tiếp theo.

Điều trị loãng xương do corticoid gây ra bằng cách sử dụng các loại thuốc như:

  • Biphosphonat: Thuốc có tác dụng giảm thiểu quá trình mất xương và gián tiếp tăng mật độ xương. Sử dụng thuốc liên tục trong vòng 12 tháng, giúp người bệnh tăng 2.8% mật độ xương so với người không sử dụng. Nếu phối hợp với vitamin D và canxi thì hiệu quả sẽ tăng cao hơn
  • Vitamin K: Người bệnh có thể bổ sung loại vitamin này qua thực phẩm như rau cải cải xanh, rau bina, bắp cải... hoặc viên uống vitamin. Cũng có thể phối hợp sử dụng vitamin K cùng với biphosphonat để tăng thêm hiệu quả
  • Hormon cận giáp: Giúp người bệnh hấp thụ tốt canxi và vitamin D hơn giúp tăng mật độ xương. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ nên dùng liều vừa đủ trong thời gian ngắn. Không được sử dụng các loại thuốc này cho trẻ em hoặc thiếu niên, vì đây là độ tuổi tăng xương mạnh có nguy cơ gây ra u xương ác tính.
  • Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen: Thuốc thường sử dụng nhất là raloxifen, đây là thuốc đồng vận với estrogen tại xương và có tác dụng chống loãng xương. Khi sử dụng raloxifen, mật độ xương có thể tăng từ 2.3 đến 2.5% ở tất cả các xương trên cơ thể, giúp giảm đến 50% tỉ lệ gãy xương sống.
  • Thuốc raloxifen ít độc nhưng vẫn có một số tác dụng phụ như bốc hỏa, đổ mồ hôi, chuột rút, phù ngoại biên...

Mặc dù corticoid là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương nhưng nếu sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời bổ sung nhiều vitamin D và canxi trong quá trình sử dụng thuốc thì sẽ hạn chế tối đa bị loãng xương.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe