Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
Trong cơ thể người, quả tim có chức năng bơm máu, cung cấp máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, tế bào não rất nhạy cảm khi bị thiếu oxy nên việc cấp cứu hồi sức tim phổi là 1 cấp cứu đột quỵ tối khẩn cấp. Việc cấp cứu kịp thời giúp bệnh nhân bảo toàn được tính mạng.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, triệu chứng của người ngừng tim, ngừng phổi là: Mất ý thức, gọi lớn, kích thích đau, bệnh nhân không tỉnh, ngừng thở hoặc thở ngáo, mất mạch hoặc không thấy mạch. Trong những trường hợp này, cần biết cách hồi sức tim phổi cơ bản hoặc hồi sức tim phổi nâng cao để giúp người bệnh thoát khỏi nguy hiểm.
Cách hồi sức tim phổi gồm các bước sau:
- Bước 1: Tiếp cận bệnh nhân, ghé sát mũi và miệng của người bệnh để kiểm tra xem còn thở không.
- Bước 2: Dùng ngón tay bắt mạch cảnh, kiểm tra nhịp mạch trong 10s.
- Bước 3: Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực để cấp cứu đột quỵ. Thực hiện thổi ngạt sau mỗi 30 nhịp ép tim. Tần số ép tim từ 100 - 120 lần/ phút.
- Bước 4: Thực hiện hô hấp nhân tạo trong hồi sức tim phổi.
Mỗi lần cấp cứu đột quỵ sẽ thực hiện 5 chu kỳ hồi sức tim phổi cơ bản, mỗi chu kỳ gồm 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt. Sau 5 chu kỳ thì dừng lại để tiến hành đánh giá tiến triển của bệnh nhân sau khi được hồi sức tim phổi. Bệnh nhân có tỉnh, có nhịp thở hay không, đã bắt được mạch chưa. Nếu chưa thì tiếp tục hồi sức thêm 5 chu kỳ nữa. Trường hợp bệnh nhân đã tỉnh lại thì ủ ấm cho bệnh nhân và đợi xe cấp cứu đến.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.