Mọi người đều ngạc nhiên trước đứa trẻ nói "làm ơn" và "cảm ơn" nhưng nếu bạn là một người thường quên nói những điều tốt đẹp, bạn có thể tự hỏi mình có thể làm gì để khuyến khích trẻ nói nhiều hơn những lời dễ chịu mà bạn mong mỏi được nghe. Bởi không một đứa trẻ nào sinh ra đã biết nói những lời nói tốt đẹp đó, mà trẻ quan sát và tiếp thu tất cả mọi hành vi của bạn và những người xung quanh trẻ.
1. Cách cư xử tốt có ý nghĩa gì đối với trẻ mới biết đi
Cư xử lịch sự là một kỹ năng xã hội mà cha mẹ cần dạy cho trẻ sử dụng thành thạo, bởi đó là một điều quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ hiện tại và cả sau này. Một đứa trẻ thân thiện hòa thuận với những người khác sẽ mở ra cánh cửa cơ hội trong cuộc sống hàng ngày, những cánh cửa đó luôn đóng với những đứa trẻ có hành động thiếu tôn trọng người khác.
Những đứa trẻ lịch sự luôn được ưu tiên để trở thành những người bạn chơi cùng những đứa trẻ khác và thường được mời đến nhà của bạn bè, người thân và hàng xóm. Trẻ em cần một cộng đồng quan tâm để xây dựng lòng tự trọng và cảm giác thân thuộc.
Trọng tâm của các mối quan hệ xã hội của trẻ em là khả năng duy trì sự tự tôn, đồng thời học cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Đó là điều cơ bản trong cách cư xử mà một đứa trẻ cần học. Sự tôn trọng sẽ được thể hiện thông qua hành vi và lời nói của trẻ.
Dạy cách cư xử giúp trẻ biết cách đặt sự tôn trọng vào hành động. Nhưng cách cư xử phải chân thành, có tâm và có thiện chí. Sự tôn trọng đích thực không phải chỉ đơn giản là những lời nói hời hợt mà trẻ em vội vàng nói ra để xoa dịu người lớn đang bực tức.
Những câu “làm ơn” hoặc “cảm ơn” hoặc “Con xin lỗi” không chân thành sẽ trở nên trống rỗng, vô nghĩa. Việc yêu cầu trẻ em phải xin lỗi theo lẽ phải dạy trẻ tuân thủ một cách thiếu suy nghĩ và giả tạo, không tôn trọng thực sự.
Ngay cả khi trẻ em sử dụng từ tốt đẹp, thì những từ đó chỉ tốt đẹp khi được thể hiện với cảm xúc chân thực và sự chân thành của trẻ. Cách cư xử trung thực và hành động chân chính tôn trọng xây dựng tính chính trực và dễ dàng tiếp cận trái tim người khác hơn.
2. Dạy bé lễ phép
Không một đứa trẻ nào sinh ra đã biết lễ phép. Trên thực tế, trẻ mới biết đi có xu hướng hành động như những đứa trẻ trong hang động, hay càu nhàu và bám theo người lớn. Tuy nhiên trẻ cũng đang tiếp thu tất cả các loại hành vi ngay bây giờ, vì vậy bây giờ là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu dạy bé lễ phép về cách cư xử.
Chắc chắn, rất khó để bạn yêu cầu trẻ làm theo những gì bạn nói. Nhưng nếu bạn biến việc thực hành phép lịch sự trở thành một thói quen, thì cuối cùng trẻ cũng sẽ tuân theo điều đó.
Với một đứa trẻ từ 2 tuổi trở nên cần biết cách nói các từ lễ phép như “làm ơn”, “cảm ơn” và “Con có thể...”. Đến 3 tuổi, bé sẽ sẵn sàng học cách ngồi vào bàn cho đến khi được phép, mời những người thân quen với một thái độ lịch sự.
Khi bạn đưa ra những bài học về lễ phép, đừng quên rằng thông điệp cơ bản dành cho trẻ em ở mọi lứa tuổi đó là lịch sự và tử tế. Hãy chú ý giải thích rằng chúng ta sử dụng ngôn ngữ lịch sự và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác vì đó là điều chu đáo và là điều đúng đắn cần làm, không phải vì chúng là “quy tắc”.
Dạy trẻ cách cư xử tốt:
- Thực tế: bàn ăn gia đình là lớp học hoàn hảo cho những bài học lâu dài về cách cư xử. Đó là lý do tại sao phải dọn bàn ăn với đồ dùng và dành thời gian để ăn cùng nhau, thay vì ngồi ăn trước TV. Chắc chắn, trẻ mới biết đi sẽ vẫn có xu hướng ăn bằng tay và lau miệng trên tay áo, nhưng trẻ sẽ không bao giờ học được cách dùng nĩa đúng cách nếu trẻ không có cơ hội thử .
- Hãy là một hình mẫu: điều đó áp dụng cho cả khi ở trong nhà và khi ở bên ngoài. Hãy để trẻ thấy bạn lịch sự với thu ngân, hàng xóm, thậm chí là người lạ. Và dành cho trẻ sự lịch sự tương tự, bằng cách nói "cảm ơn" khi trẻ tuân theo một yêu cầu của bạn hoặc nói "Bố/mẹ xin lỗi" nếu bạn vô tình va vào trẻ.
Hãy kiên nhẫn lắng nghe và tôn trọng khi trẻ nói, giống như bạn hy vọng trẻ sẽ làm cho người khác. Nói "cảm ơn vì đã đến!" khi người bạn cùng chơi của trẻ rời đi, hoặc nhẹ nhàng nhắc trẻ không cằn nhằn mà nói một cách lịch sự: “Hãy hỏi bà xem bà có thể vui lòng cho một ít pho mát không”.
- Suy nghĩ tích cực: Chú ý và khen ngợi cách cư xử tốt của trẻ, trong khi thường phớt lờ điều xấu. Bạn cần nhớ rằng, đây là một quá trình chậm, ổn định và là một quá trình dài, vì vậy đừng làm cho nó trở nên khó khăn hơn đối với bản thân bạn hoặc trẻ mới biết đi của bạn hơn mức cần thiết.
3. Dạy bé biết chào, dạy bé biết nói lời cảm ơn
Nếu bạn không muốn đến nhà một đứa trẻ không chịu nhìn ra khỏi màn hình để chào hỏi, thì cách tốt nhất là bạn làm gương tốt. Nếu bạn luôn chào hỏi các thành viên trong gia đình và tạm biệt họ, trẻ sẽ tập thói quen của bạn bắt đầu từ khi trẻ được khoảng 2 tuổi. Chẳng hạn, khi mẹ về nhà, bố có thể trao cho mẹ một nụ hôn và lời nói nồng nhiệt, "Xin chào! Hôm nay em thế nào?". Khi bố đang tiến ra khỏi cửa để đi làm, mẹ và các con có thể ôm bố và nói: "Chúc bố một ngày vui vẻ".
"Làm ơn" và "cảm ơn" là những từ khác được cha mẹ mong muốn được nghe trẻ nói. Khi bạn yêu cầu trẻ đi ăn tối, hãy thêm những từ lịch sự mà bạn muốn con sử dụng: khi trẻ vui vẻ xuất hiện, hãy nói với trẻ rằng: "Cảm ơn con, vì con đã đến bàn ăn rất nhanh". Việc bạn làm mẫu sẽ giúp trẻ học được thói quen này, và khi bạn nghe trẻ nói "làm ơn", hãy khen ngợi trẻ vì điều đó.
Trẻ thường nói "cảm ơn" chậm hơn một chút so với “làm ơn”, nhưng nhìn chung khi 4 hoặc 5 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu nói những từ ngữ tốt đẹp này. Sẽ rất hữu ích nếu bạn nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ rằng mọi người có nhiều khả năng đáp ứng mong muốn của trẻ hơn khi trẻ yêu cầu mọi thứ một cách lịch sự và biết ơn. Đồng thời điều đó cũng khiến mọi người cảm thấy vui khi được đánh giá cao về những gì họ làm.
Một từ tốt đẹp khác và rất có giá trị đó là "xin lỗi", có lẽ đây cũng là quan trọng nhất. Betsy Brown Braun tác giả của cuốn sách Just Tell Me What to Say: Sensible Tips and Scripts for Perplexed Parents, cho biết các bậc cha mẹ thường lạm dụng từ này quá mức. Xấu hổ vì những ánh mắt dò xét của con mình, cha mẹ thúc ép trẻ nói rằng chúng xin lỗi ngay lúc này.
Brown Braun nói: “Dạy sự đồng cảm quan trọng hơn rất nhiều so với việc ép một đứa trẻ học vẹt những từ ngữ rỗng tuếch”. Đừng chỉ bắt đầu đòi hỏi trẻ phải nói lời xin lỗi. Hãy giải thích cho trẻ hiểu tại sao điều trẻ làm là sai: 'Hãy xem cậu bé đó buồn như thế nào khi con lấy xe của cậu ấy?". Sau đó bạn cần chỉ cho trẻ cách khắc phục lỗi sai đó: Chúng ta có nên trả lại xe cho cậu ấy và mang khăn giấy cho cậu ấy không?".
Cách để dạy bé biết chào, dạy bé biết nói lời cảm ơn và rộng hơn là dạy bé biết lễ phép đó là bạn cần trở thành tấm gương thực hiện những điều đó hàng ngày, cả khi ở nhà và khi đi ra ngoài. Bởi trẻ sẽ quan sát và học theo những gì người lớn làm. Vì vậy, nếu bạn muốn một đứa trẻ cư xử tốt thì trước tiên bạn cần cư xử tốt với trẻ và những người xung quanh.
Nếu trong quá trình dạy con bạn gặp phải những khó khăn trong tính cách cùng sự hợp tác của trẻ thì có thể nhờ tới sự hỗ trợ từ phía bác sĩ Sức khỏe Tâm lý tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Với các trang thiết bị, máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, sẽ hỗ trợ giúp bạn tìm ra được nguyên nhân và có hướng điều chỉnh những hành vi, lời nói phù hợp nhất trong giai đoạn phát triển ở trẻ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn: babycenter.com - whattoexpect.com - childcareexchange.com