Sự phát triển thần kinh, vận động bình thường ở trẻ em 13 - 48 tháng tuổi

Các đặc điểm đánh giá sự phát triển thể chất của Bộ Y Tế Việt Nam đối với trẻ em từ 13 đến 48 tháng tuổi dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ theo dõi và đánh giá khả năng phát triển của con chuẩn nhất.

1. Đặc điểm phát triển thần kinh, vận động ở trẻ em 13 - 18 tháng tuổi

Theo thông tin của Bộ Y tế, đối với các em bé có độ tuổi từ 13 đến 18 tháng tuổi, bố mẹ cần quan sát và theo dõi sự phát triển thần kinh và vận động bình thường của bé thông qua việc kiểm tra các kỹ năng sau đây:

Kỹ năng vận động thô

  • Trong độ tuổi từ 13 – 18 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu đi vững, đi nhanh và tập bước lên cầu thang.
  • Vì vậy, đối với bé 15 tháng chưa biết đi cần được cha mẹ chú ý theo dõi và tập luyện.

Kỹ năng vận động tinh

  • Trẻ đã biết sử dụng các ngón tay dễ dàng: tự cầm ăn, vẽ nguệch ngoạc.
  • Biết tự xếp hình tháp bằng các khối vuông.
  • Có thể dốc hạt ra khỏi lọ khi được làm mẫu hoặc tự bản thân trẻ muốn.

Kỹ năng ngôn ngữ

  • Trẻ có thể nói ba từ đơn. Thông thường, bé 18 tháng chưa biết nói được những câu dài và hoàn chỉnh.

Kỹ năng cá nhân - xã hội

  • Trẻ em 13 - 18 tháng tuổi biết đòi đồ vật bằng cách chỉ tay vào vật muốn có.
  • Biết bắt chước các việc làm nhà như lau, rửa các đồ vật.
  • Trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các thành viên trong nhà.

Kỹ năng nhận thức

  • Trẻ biết biểu hiện vui mừng, giận dữ, sợ hãi, ganh tị.
  • Có thể hiểu câu đơn giản.

Trẻ bắt đầu đi vững, biết đòi đồ vật bằng cách chỉ trỏ trong độ tuổi từ 13 - 18 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu đi vững, biết đòi đồ vật bằng cách chỉ trỏ trong độ tuổi từ 13 - 18 tháng tuổi

2. Đặc điểm phát triển thần kinh, vận động ở trẻ 2 tuổi

Theo dõi sự phát triển thần kinh và vận động bình thường của em bé 2 tuổi thông qua việc kiểm tra các kỹ năng sau đây:

Kỹ năng vận động thô

  • Trẻ 2 tuổi đã có thể chạy lên cầu thang.
  • Bé biết giơ chân đá bóng mà không ngã.
  • Trẻ 2 tuổi có thể ném bóng cao tay.

Kỹ năng vận động tinh

  • Sử dụng các ngón tay dễ dàng: tự xúc ăn nhưng còn bị rơi vãi.
  • Có thể bắt chước vẽ đường kẻ dọc.

Kỹ năng ngôn ngữ

  • Trẻ 2 tuổi có thể nói câu khoảng 2 - 3 từ.
  • Trẻ biết đòi thức ăn hoặc nước uống.
  • Có thể tự đi vệ sinh, biết rửa tay.
  • Tham gia các hoạt động trong sinh hoạt như mặc, cởi quần áo, tắm...

Kỹ năng nhận thức

  • Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ chỉ được bộ phận của cơ thể.
  • Trẻ biết gọi được tên một mình.
  • Trẻ 2 tuổi biết đi đúng hướng yêu cầu.

Khi đến 2 tuổi trẻ có thể tự đi vệ sinh, tự rửa tay
Khi đến 2 tuổi trẻ có thể tự đi vệ sinh, tự rửa tay

3. Đặc điểm phát triển thần kinh, vận động ở trẻ 36 - 48 tháng tuổi

Theo dõi sự phát triển thần kinh và vận động bình thường của bé trong giai đoạn từ 7 đến 9 tháng tuổi thông qua việc kiểm tra các kỹ năng sau đây:

Kỹ năng vận động thô

  • Đặc điểm phát triển vận động của trẻ mầm non, trong giai đoạn 3 – 4 tuổi đó là đứng bằng một chân trong vài giây.
  • Trẻ có thể nhảy tại chỗ, nhảy qua một vật cản thấp.
  • Đạp xe ba bánh.

Kỹ thuật vận động tinh

  • Sử dụng các ngón tay dễ dàng: vẽ hình chữ, vẽ vòng tròn, biết xếp hình tháp bằng các khối gỗ vuông (8 tầng), bắt chước xếp cầu... là những đặc điểm phát triển vận động của trẻ 4 tuổi.

Kỹ năng ngôn ngữ

  • Trẻ từ 3 đến 4 tuổi có vốn từ vựng tăng nhanh chóng, có thể nói được câu phức tạp.

Kỹ năng cá nhân - xã hội

  • Trẻ có thể chơi với trẻ khác, có đôi khi tự chơi một mình.
  • Biết tự mặc quần áo, tự chọn dép phải trái.
  • Dễ tách xa mẹ hơn so với lúc trước.

Kỹ năng nhận thức

  • Trẻ hỏi nhiều câu hỏi hơn.
  • Có thể nhận biết được một vài màu.
  • Trẻ nói được họ và tên.
  • Dùng từ ở số nhiều.
  • Đếm vẹt được từ 1 tới 10.

Trẻ 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám
Trẻ 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám

4. Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói có phải là trẻ biết nói muộn?

Tình trạng trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói nhiều từ là rất chậm so với độ tuổi trung bình từ 18 đến 24 tháng - độ tuổi mà trẻ đã biết nói thành thạo. Vì vậy nếu trẻ biết nói muộn, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để nhờ bác sĩ can thiệp sớm.

Điều phụ huynh cần thực hiện là tìm hiểu nguyên nhân khiến bé chậm khả năng ngôn ngữ và chậm phát triển nói chung. Trên thực tế trẻ biết nói muộn có nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể do tình trạng chậm nói thông thường, ngoài ra còn do một vấn đề tâm sinh lý thường gặp như: tự kỷ, chậm phát triển...

Để có kết quả chẩn đoán chính xác, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở tâm lý lâm sàng Nhi khoa ở bệnh viện hoặc các phòng khám tâm lý thần kinh. Tại đây, các bác sĩ và nhân viên tâm lý sẽ thăm khám và đánh giá tình hình một cách cụ thể, trực quan và chính xác hơn. Nếu có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ có hướng dẫn chi tiết về việc điều trị cho trẻ bằng phương pháp điều trị tâm lý đơn thuần hoặc trị liệu tâm lý kết hợp hóa dược (thuốc) nếu thấy bé có các rối loạn khác đi kèm.

Khi con bị chậm nói, trẻ cần được đưa đến thăm khám tại các cơ sở Nhi khoa có chuyên khoa Tâm thần hoặc các cơ sở Tâm thần có chuyên khoa Tâm thần Nhi. Phòng khám tâm lý - bệnh viện Vinmec Times City với đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần được đào tạo chuyên sâu, trong đó có lĩnh vực Tâm thần Nhi sẽ khám, đánh giá và hướng dẫn can thiệp cho các trẻ có vấn đề về phát triển ngôn ngữ.

Sử dụng thang Denver để đánh giá sự phát triển chung của trẻ, các thang đánh giá tự kỷ (nếu cần), khám răng hàm mặt, khám tai mũi họng, điện não đồ hoặc hình ảnh học não bộ (nếu cần) để đánh giá toàn diện vấn đề chậm nói của trẻ nhằm đưa ra chẩn đoán và chiến lược can thiệp phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe