Cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà: Nên và không nên làm gì?

Song song với các cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà, bệnh nhân và gia đình cần biết rõ những điều nên làm và nên tránh để có thể đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất, giảm nguy cơ khiến bệnh trở nặng hơn trong thời gian dài.

Hết lần này đến lần khác, bạn chắc chắn đã nghe qua nhiều cách để giữ sức khỏe tim mạch của mình luôn khỏe mạnh như tập thể dục, ăn uống điều độ, không hút thuốc. Và mặc dù điều này rất quan trọng, tuy nhiên mọi thứ sẽ quan trọng hơn nếu bạn đang trong thời gian chữa và dùng thuốc điều trị loạn nhịp tim.

Nhịp tim không đều hoặc rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều, chủ yếu là bất thường. Nhiều chứng loạn nhịp tim vô hại và không cần điều trị, nhưng một số khác có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe đáng quan tâm và kiểm tra hơn.


Song song với các cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà, người bệnh cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn
Song song với các cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà, người bệnh cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn

1. Các cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà

Với tất cả tình trạng rối loạn nhịp tim ở trẻ em, trẻ vị thành niên và cả người lớn, đây là một số điều nên và không nên làm để giữ cho sức khỏe tim mạch của bản thân luôn khỏe mạnh.

1.1 NÊN theo dõi lượng caffeine tiêu thụ

Nếu bạn thích cà phê hoặc nước tăng lực, hãy chú ý đến bạn đưa vào cơ thể những gì và bao nhiêu là quá nhiều.

Erica Zado, PA-C, FHRS, trợ lý bác sĩ tại Penn Medicine, giải thích: “Những thứ khác nhau sẽ gây ra chứng loạn nhịp tim ở những người khác nhau, vì vậy không có con số cụ thể nào về những gì bạn có thể và không thể uống. Tuy nhiên, có một số đồ uống bạn cần phải cẩn thận.”

Erica khuyến khích bệnh nhân theo dõi tình trạng bệnh của mình khi họ tiêu thụ đồ uống có nhiều caffeine, điển hình nhất như cà phê. “Đối với vài người, cà phê không gây hại gì cả. Đối với những người khác, chỉ một cốc cũng có thể khiến chứng rối loạn nhịp tim bùng phát”.

Trừ khi bạn bị rối loạn nhịp tim sau một cốc, bạn không cần phải từ bỏ cà phê hoàn toàn. Nhưng bác sĩ vẫn khuyên bạn chỉ nên thử uống chỉ một hoặc hai cốc mỗi ngày nếu có thể.

Đối với nước tăng lực? “Hãy tránh chúng ra,” Erica nói. Trong khi một tách cà phê 8-ounce có khoảng 100 mg caffeine, một số đồ uống tăng lực có thể chứa tới 242 mg mỗi khẩu phần (và với một số đồ uống khác, chỉ số này sẽ cao hơn rất nhiều). Nước tăng lực cũng đã được chứng minh là làm tăng huyết áp và gây rối loạn nhịp tim bất ngờ, chắc chắn sẽ là “kẻ thù” của rối bệnh rối loạn nhịp tim ở trẻ em cũng như người lớn.

1.2 KHÔNG uống quá nhiều rượu

Rượu cũng tương tự như caffeine - một số người có nhịp tim không đều có thể chịu đựng được, trong khi những người khác thì không. Erica nói với trong nghiên cứu: “Hãy hạn chế đồ uống có cồn ở mức một đến hai ly mỗi ngày và thậm chí uống ít hơn nếu chứng loạn nhịp tim của bạn là do tim yếu hoặc đã xảy ra cơn đau tim trước đó”.


Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị loạn nhịp tim, bệnh nhân tuyệt đối kiêng cử rượu bia, đồ uống có cồn và các loại chất kích thích khác
Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị loạn nhịp tim, bệnh nhân tuyệt đối kiêng cử rượu bia, đồ uống có cồn và các loại chất kích thích khác

Erica lưu ý rằng điều đặc biệt quan trọng là phải theo dõi lượng rượu uống vào nếu bạn mắc một loại rối loạn nhịp tim nhất định - rung tâm nhĩ, hay A-Fib. Rượu được biết là nguyên nhân gây ra A-Fib và các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cả uống rượu say và uống rượu vừa phải đều có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rung tâm nhĩ.

1.3 NÊN duy trì hoạt động

Tập thể dục luôn tốt cho tim của bạn và bệnh nhịp tim không đều không nhất thiết khiến bạn phải ngừng luyện tập.

Tuy nhiên, mọi người vẫn cần hết sức chú ý. Erica giải thích: “Khi bạn tập thể dục, cơ thể bạn sẽ được bơm adrenaline. “Một số loại bài tập nhất định thực sự làm tăng adrenaline của bạn và một số chứng rối loạn nhịp tim trở nên tồi tệ hơn khi có quá nhiều adrenaline.”

Mặc dù loại bài tập bạn có thể thực hiện tùy thuộc vào chứng rối loạn nhịp tim của bạn, nhưng Erica nói rằng nguyên tắc chung là hãy chọn tập cardio thay vì đẩy tạ. “Bất cứ việc gì bạn phải nâng tạ đều có thể khiến tim bạn căng thẳng. Thay vào đó, hãy thử tập cardio hoặc yoga. Nhiều bệnh nhân thấy rằng yoga không chỉ an toàn nếu bạn bị rối loạn nhịp tim mà nó còn thực sự có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng rối loạn nhịp tim hơn”.

2. Cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà: Không nên ăn gì?

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm là giảm thêm cân. Thừa cân hoặc béo phì khiến bạn có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề về tim khác.

Do đó, rối loạn nhịp tim không nên ăn gì có thể khiến bạn tăng cân quá nhanh hoặc tăng nguy cơ gây ra các bệnh béo phì, thừa cân và có hại cho sức khỏe tim mạch của mình. Đặc biệt, bên cạnh các thuốc điều trị loạn nhịp tim, những loại thuốc giảm cân hoặc các sản phẩm tương tự hứa hẹn giảm cân nhanh chóng có thể không hợp với tình trạng của bệnh nhân và gây rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.

3. KHÔNG bỏ qua các triệu chứng rối loạn nhịp tim của bạn

Bác sĩ có thể cho bạn biết rằng chứng loạn nhịp tim của bạn là vô hại và không cần phải điều trị. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ có triệu chứng.


Mọi người không nên bỏ qua bất kì dấu hiệu bệnh rối loạn nhịp tim nào dù nhỏ nhất
Mọi người không nên bỏ qua bất kì dấu hiệu bệnh rối loạn nhịp tim nào dù nhỏ nhất

Erica nói: “Chỉ cần bạn có triệu chứng hoặc nghi ngờ có bệnh là lý do để điều trị chứng rối loạn nhịp tim. Chứng loạn nhịp tim có thể gây khó chịu và bạn không cần phải sống cực khổ như vậy”.

Ngoài việc theo dõi chế độ ăn uống, tập thể dục và ngủ đủ giấc, Erica khuyên bạn nên thực hiện một số thay đổi trong lối sống để kiểm soát chứng rối loạn nhịp tim của mình:

● Đừng hút thuốc.

● Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi đi du lịch đến các địa điểm không khí loãng như vùng núi cao.

● Hãy chú ý kỹ đến yếu tố gây ra chứng rối loạn nhịp tim của bạn - và hãy nhớ rằng triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh ở mỗi người là khác nhau.

Các bệnh nhân chắc chắn sẽ có một một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh với nhịp tim không đều. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra với bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng hoặc cảm giác khó chịu mới để có hướng điều trị hiệu quả từ sớm và tránh bệnh trở nặng hơn trong tương lai.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe