Các triệu chứng sỏi tiết niệu giai đoạn sớm

Sỏi tiết niệu là sự lắng đọng cứng của các khoáng chất, axit và muối kết thành khối với nhau trong nước tiểu. Thông thường, những viên sỏi nhỏ và không được chú ý qua đường tiết niệu nếu biểu hiện sỏi tiết niệu không ghi nhận. Tuy nhiên, một số viên sỏi trở nên lớn, nhất là khi người bệnh đã có các triệu chứng lâm sàng của sỏi tiết niệu, như gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu sẽ có thể gây đau dữ dội ở xương sườn, hông, lưng và bụng.

1. Triệu chứng sỏi tiết niệu do sỏi thận

Thận khỏe mạnh có chức năng loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Những chất thải này sẽ rời khỏi cơ thể qua nước tiểu mà thận tạo ra. Trong trường hợp các chất thải không rời khỏi thận đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến sỏi thận.

Sỏi thận là một cục cứng, rắn hình thành trong thận. Cấu trúc này có thể nhỏ như một viên sỏi hoặc cũng có thể lớn hơn nhiều với thành phần được tạo ra từ các chất thải trong nước tiểu. Vị trí của sỏi thận ban đầu là nằm trong thận nhưng sau đó cũng có thể đi xuống đường tiết niệu, gây ra những triệu chứng sỏi tiết niệu. Nếu đủ lớn, sỏi có thể mắc kẹt trong thận hoặc đường tiết niệu bên dưới, bao gồm niệu quản, bàng quang và niệu đạo, khiến người bệnh vô cùng đau đớn.

Theo đó, sỏi thận có thể gây ra cơn đau chuột rút dữ dội ở lưng dưới hoặc một bên thân mình. Cơn đau do sỏi thận thường có khuynh hướng di chuyển xuống bụng, bẹn hoặc bộ phận sinh dục khi sỏi di chuyển xuống đường tiết niệu. Ngoài ra, các triệu chứng lâm sàng của sỏi tiết niệu khác khi hình thành tại thận có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nước tiểu đục hoặc có máu
  • Sốt
  • Cảm giác cần đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường

2. Triệu chứng sỏi tiết niệu do sỏi niệu quản

Nước tiểu đi từ thận đến bàng quang thông qua các ống được gọi là niệu quản. Sỏi niệu quản là một khối khoáng chất trong niệu quản, có thể có hoặc không bắt nguồn từ thận và đi xuống niệu quản. Sỏi bắt đầu khi các hạt khoáng chất trong nước tiểu bị ứ đọng kết tinh và tạo thành một khối.

Trong khi nguyên nhân của sỏi niệu quản không được biết rõ, những người có tiền sử gia đình có nhiều khả năng có nguy cơ mắc bệnh. Một số rối loạn chuyển hóa cũng liên quan đến việc hình thành sỏi, cũng như các bệnh thận đa nangnhiễm trùng đường tiết niệu. Những người bị viêm ruột mãn tính cũng có thể dễ bị sỏi niệu quản. Phẫu thuật nối ruột hoặc phẫu thuật cắt bỏ ruột cũng có thể góp phần khởi phát tình trạng này.

Các triệu chứng của sỏi niệu quản tùy vào kích thước. Nếu có kích thước nhỏ, sỏi có thể tách ra và đi qua niệu quản và ra khỏi cơ thể mà không gây ra bất kỳ biểu hiện sỏi tiết niệu nào. Nếu quá lớn, sỏi có thể kẹt lại trong niệu quản và cản trở dòng chảy của nước tiểu. Lúc này, người bệnh sẽ vô cùng đau đớn, kèm theo chuột rút ở vùng thận và bụng dưới, sau này có thể lan xuống bẹn. Khi cơ thể cố gắng tống sỏi ra ngoài, nước tiểu có thể có màu hồng kèm theo máu, đi tiểu thường xuyên hơn, đau và rát như những triệu chứng lâm sàng của sỏi tiết niệu. Sốt và ớn lạnh kèm theo cho thấy sự hiện diện của nhiễm trùng.


Đau dữ dội ở lưng dưới là một trong các triệu chứng lâm sàng của sỏi tiết niệu
Đau dữ dội ở lưng dưới là một trong các triệu chứng lâm sàng của sỏi tiết niệu

3. Triệu chứng sỏi tiết niệu do sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là những tinh thể nhỏ hình thành trong nước tiểu. Nếu cứng và bị mắc kẹt, cấu trúc này là những viên sỏi trong bàng quang với đủ hình dạng và nhiều kích cỡ. Bệnh lý này phổ biến hơn ở nam giới và thường gây ra những triệu chứng sỏi tiết niệu tại chỗ như sau:

  • Đau bụng kiểu áp lực
  • Nước tiểu đục hoặc sẫm màu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên hoặc đau đớn
  • Khó đi tiểu, bắt đầu và dừng dòng nước tiểu, mất kiểm soát nước tiểu
  • Đau ở dương vật

Có các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể bao gồm sốt, đau khi đi tiểu, tiểu gấp và thường xuyên

Trong thực tế, sỏi bàng quang không phải luôn gây ra những biểu hiện sỏi tiết niệu, vì đây vốn là một tạng rỗng. Mặt khác, các triệu chứng của bệnh được kích hoạt bởi sự di chuyển của các viên sỏi khi xuống niệu đạo, đôi khi đột ngột xảy ra gây bí tiểu nếu sỏi chặn nước tiểu ra khỏi bàng quang.

Tóm lại, khi có bất kỳ một trong các triệu chứng lâm sàng của sỏi tiết niệu giai đoạn sớm như nêu trên, người bệnh cần thăm khám sớm. Các biểu hiện sỏi tiết niệu sẽ được xác định nhanh chóng với siêu âm bụng. Đồng thời, việc chẩn đoán sớm có ý nghĩa quan trọng vì những phương pháp được áp dụng để xử lý sỏi tiết niệu phụ thuộc vào kích thước, thành phần và vị trí. Nói một cách khác, nếu sỏi thận nhỏ, người bệnh có thể được khuyến khích uống nhiều nước, dùng thuốc giảm đau; ngược lại, khi triệu chứng của sỏi tiết niệu đã nặng nề và gây biến chứng, quá trình điều trị có thể cần các biện pháp ngoại khoa, bao gồm cả phẫu thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe