Bệnh Kawasaki là một căn bệnh khiến các mạch máu bị viêm. Tình trạng viêm của bệnh Kawasaki có thể làm hỏng động mạch vành của trẻ, động mạch này dẫn máu đến tim. Bệnh cũng có thể gây ra các vấn đề về hạch bạch huyết, da và niêm mạc miệng, mũi và họng của trẻ.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Kawasaki. Bệnh có thể liên quan đến gen, vi-rút, vi khuẩn và những thứ khác trong thế giới xung quanh trẻ, chẳng hạn như hóa chất và chất gây kích ứng.
Mặc dù bệnh Kawasaki có thể không lây nhiễm nhưng đôi khi nó xảy ra theo từng nhóm ở tuổi. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Kawasaki ở trẻ, bao gồm:
- Tuổi: Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ em từ 5 tuổi trở xuống.
- Giới tính: Trẻ em trai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,5 lần so với trẻ em gái.
- Dân tộc: Trẻ em gốc Á và Thái Bình Dương có nhiều khả năng mắc bệnh Kawasaki hơn.
1. Các phương pháp điều trị bệnh Kawasaki
Trẻ em cần được điều trị bằng hoặc trong sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ tim mạch nhi khoa có kinh nghiệm, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi hoặc bác sĩ chuyên khoa khớp nhi.
Vì trẻ nhũ nhi có bệnh Kawasaki không điển hình có nguy cơ cao bị phình mạch động mạch vành nên không nên trì hoãn. Điều trị được bắt đầu ngay khi có thể, tối ưu trong vòng 10 ngày đầu sau khi bị bệnh, với sự kết hợp của IVIG liều cao (liều duy nhất 2 g/kg cho trên 10 đến 12 giờ) và dùng aspirin liều cao 20 đến 25 mg/kg uống 4 lần/ngày. Chưa biết rõ hiệu quả của liệu pháp IVIG/aspirin khi bắt đầu > 10 ngày sau khi khởi phát bệnh, nhưng liệu pháp này vẫn nên được cân nhắc đến.
Liều aspirin giảm xuống còn 3 đến 5 mg/kg mỗi ngày một lần sau khi trẻ hết sốt trong 4 ngày đến 5 ngày; một số nhà chức trách thích tiếp tục dùng aspirin liều cao cho đến ngày thứ 14 của bệnh. Chuyển hóa aspirin thất thường trong bệnh Kawasaki cấp tính, điều này giải thích một phần các yêu cầu về liều cao. Một số chuyên gia theo dõi nồng độ aspirin trong huyết thanh trong quá trình điều trị liều cao, đặc biệt nếu điều trị được thực hiện trong 14 ngày và/hoặc vẫn còn sốt mặc dù đã điều trị bằng IVIG.
Hầu hết bệnh nhân đều đáp ứng nhanh trong 24 giờ đầu của liệu pháp. Một phần nhỏ tiếp tục bị bệnh sốt vài ngày và cần phải dùng liều lặp lại với IVIG. Điều trị bệnh khó chữa cần được tiến hành với sự hỗ trợ của bác sĩ tim mạch và bác sĩ chuyên khoa thấp khớp.
Một phác đồ thay thế có thể có lợi cho những bệnh nhân bị rối loạn chức năng tim, những người không thể dung nạp thể tích truyền UVIG 2 g/kg nhưng có thể dẫn đến hết các triệu chứng chậm hơn một chút. Phác đồ thay thế là IVIG 400 mg/kg một lần/ngày trong 4 ngày (phối hợp lại với aspirin liều cao).
Sau khi các triệu chứng của trẻ đã giảm từ 4 đến 5 ngày, dùng aspirin 3 đến 5 mg/kg, một lần/ngày. tiếp tục ít nhất 8 tuần sau khi khởi phát cho đến khi siêu âm tim lại bình thường. Nếu không có chứng phình động mạch vành và không có dấu hiệu viêm (thể hiện bằng ESR và tiểu cầu bình thường), có thể ngừng dùng aspirin. Do tác dụng chống huyết khối, aspirin được tiếp tục vô thời hạn cho trẻ có các bất thường ở động mạch vành. Trẻ bị chứng phình động mạch vành khổng lồ có thể cần phải điều trị thêm thuốc chống đông máu (như warfarin, thuốc chống tiểu cầu).
2. Biến chứng của bệnh Kawasaki
Vì liên quan đến tim của trẻ, căn bệnh này có thể đáng sợ. Nhưng hầu hết trẻ em đều hồi phục hoàn toàn và không gặp vấn đề gì kéo dài.
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ em có thể gặp phải:
- Nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim)
- Viêm cơ tim
- Van tim bị tổn thương (hở van hai lá)
- Mạch máu bị viêm (viêm mạch)
Những vấn đề này có thể dẫn đến các vấn đề khác, bao gồm thành động mạch yếu hoặc phình ra. Những vấn đề này được gọi là phình động mạch. Chúng có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch ở trẻ, có thể gây chảy máu trong và đau tim. Siêu âm tim có thể cho thấy nhiều biến chứng này.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể cần phẫu thuật. Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cao hơn.
3. Tiên lượng của bệnh Kawasaki
Với việc điều trị, hầu hết trẻ em mắc bệnh Kawasaki có thể tránh được bệnh tim và tử vong. Phình động mạch vành chỉ ảnh hưởng đến 6% trẻ em đã được điều trị tình trạng này và 50% trẻ em bị các vấn đề về động mạch vành sẽ lành trong vòng 1 hoặc 2 năm nếu được điều trị. Nếu không được điều trị, các vấn đề về tim do bệnh Kawasaki có thể gây tử vong trong vòng 45 ngày hoặc ít hơn sau khi bắt đầu sốt.
4. Phòng ngừa các biến chứng do điều trị bệnh Kawasaki
Trẻ được điều trị bằng IVIG có thể có tỷ lệ phản ứng thấp hơn so với vắc xin virus sống. Do đó, vắc xin sởi-quai bị-rubella thường bị trì hoãn sau 11 tháng sau khi điều trị bằng IVIG, và vắc xin thủy đậu nên trì hoãn ≥ 11 tháng. Nếu nguy cơ bị sởi cao, nên tiêm chủng, nhưng phải tiêm lại (hoặc xét nghiệm huyết thanh học) sau 11 tháng.
Có nguy cơ không đáng kể bị hội chứng Reye ở trẻ em được điều trị bằng aspirin lâu dài trong đợt bùng phát dịch cúm hoặc thủy đậu; do đó, việc tiêm phòng cúm hàng năm đặc biệt quan trọng đối với trẻ em ≥ 6 tháng tuổi được điều trị bằng aspirin lâu dài. Ngoài ra, cha mẹ của trẻ em dùng aspirin cần phải được hướng dẫn cách liên hệ ngay với bác sĩ của con họ nếu trẻ phơi nhiễm hoặc bị các triệu chứng của bệnh cúm hoặc bệnh thủy đậu. Có thể xem xét tạm thời ngừng aspirin (thay thế bằng dipyridamole cho trẻ em bị phình động mạch).
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn: Cleveland