Bệnh Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan toả hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi.
Biểu hiện và biến chứng hay gặp ở bệnh là viêm tim, phình giãn động mạch, động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và suy vành mạn tính về sau.
1. Triệu chứng của bệnh Kawasaki
- Sốt cao 39-40 độ, kéo dài trên 5 ngày.
- Kết mạc mắt xung huyết, đỏ
- Môi, miệng, lưỡi sưng đỏ
- Bàn tay và bàn chân xuất hiện ban đỏ
- Bong tróc da ở đầu ngón tay, ngón chân khi không được điều trị
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Môi đỏ, lưỡi đỏ như trái dâu tây
- Viêm loét họng
- Nổi hạch ở cổ
- Biến đổi khoang miệng
- Môi đỏ sẫm hoặc rộp
- Lưỡi đỏ nổi gai, khoang họng đỏ
- Ban đỏ da dạng toàn thân
- Hạch góc hàm hay dưới cằm: Kích thước> 1.6cm, chắc và không hóa mủ.
2. Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki là gì?
Nguyên nhân của bệnh Kawasaki chưa được biết nhưng dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng gợi ý một nhiễm trùng hoặc, nhiều khả năng hơn, phản ứng miễn dịch bất thường đối với một nhiễm trùng ở trẻ em có cơ địa từ trước. Bệnh tự miễn cũng là một khả năng.
Trẻ em gốc Nhật Bản có tỷ lệ mắc đặc biệt cao, tuy nhiên bệnh Kawasaki có thể xuất hiện trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, 3000 đến 5000 trường hợp xảy ra hàng năm. Tỷ lệ nam:nữ là 1,5:1. 80% bệnh nhân dưới 5 tuổi, trong đó độ tuổi từ 18 đến 24 tháng tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất. Hiếm gặp các trường hợp ở thanh thiếu niên, người lớn và trẻ sơ sinh < 4 tháng tuổi.
Các trường hợp xảy ra quanh năm nhưng thường xuyên nhất vào mùa xuân hoặc mùa đông. Nhóm mắc bệnh đã được báo cáo trong các cộng đồng mà không có bằng chứng rõ ràng về sự lây lan từ người sang người. Khoảng 2% bệnh nhân tái phát, thường là vài tháng sau đó. Không có biện pháp phòng ngừa nào.
3. Chẩn đoán bệnh Kawasaki
Mặc dù bệnh Kawasaki không phổ biến nhưng việc chẩn đoán sớm và đúng bệnh giúp việc điều trị bệnh Kawasaki đạt hiệu quả. Chẩn đoán bệnh Kawasaki gồm:
- Tiêu chuẩn lâm sàng (sốt ≥ 5 ngày và các dấu hiệu đặc trưng khi khám lâm sàng)
- Làm điện tâm đồ ECG và siêu âm tim
- Xét nghiệm để loại trừ các chứng rối loạn khác: công thức máu, máu lắng, CRP, kháng thể kháng nhân, yếu tố dạng thấp, albumin, men gan, cấy máu và dịch hầu họng, xét nghiệm nước tiểu, chụp Chẩn đoán bệnh Kawasaki
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Kawasaki: Chẩn đoán được thực hiện nếu sốt của ≥ 5 ngày và ghi nhận 4 trong 5 triệu chứng sau:
- Nhiễm trùng kết mạc hai bên không xuất tiết
- Thay đổi môi, lưỡi, hoặc niêm mạc miệng (viêm, khô, nứt nẻ, lưỡi dâu tây)
- Sự thay đổi ở các chi vùng ngoại biên (phù, hồng ban, bong tróc)
- Ban đỏ toàn thân đa hình thái
- Sưng hạch cổ (ít nhất 1 hạch ≥ 1,5 cm đường kính)
4. Bệnh Kawasaki có lây nhiễm hay không?
Kawasaki không phải là một bệnh lây. Nó không thể lây từ trẻ này sang trẻ khác. Cũng rất hiếm trường hợp cả 2 trẻ trong một gia đình cũng mắc bệnh Kawasaki.
Nếu không được điều trị, cứ 5 trẻ mắc bệnh Kawasaki sẽ có 1 trẻ bị các tổn thương mạch vành. Đối với hầu hết trẻ mắc bệnh, tổn thương này thường nhỏ và không kéo dài. Tuy nhiên ở một số trẻ, tổn thương có thể tồn tại cho tới khi trẻ trưởng thành, khiến cho thành động mạch vành trở nên yếu và hình thành túi phình động mạch. Các túi phình động mạch này rất nguy hiểm, chúng có thể cản trở máu chảy tới các cơ tim.
5. Theo dõi bệnh nhân sau điều trị bệnh Kawasaki
Trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng - 1 năm. Dùng thuốc theo đúng thời gian và hướng dẫn của bác sĩ .Trẻ sẽ được sử dụng các thuốc để ngăn ngừa những tổn thương tại động mạch vành.
Hiện nay, tại các bệnh viện có ngừa biến chứng giãn mạch vành bằng cách truyền thuốc Gamma Globulin. Thuốc này có hiệu quả khoảng 80% với điều kiện truyền trước ngày thứ 10 của bệnh.
Một số trẻ sẽ cần phải điều trị lần hai với IVIG hay những loại thuốc khác.
6. Dinh dưỡng và vận động đối với trẻ mắc bệnh Kawasaki
- Duy trì một lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với trẻ đã mắc bệnh
- Tăng cường ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho tim mạch
- Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tập luyện thể dục thể thao
- Hạn chế các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh tim mạch như hút thuốc lá
Bệnh Kawasaki nếu như được chữa trị kịp thời sẽ giúp hạn chế được những trường hợp nguy hiểm cũng như nguy cơ gây ra các chứng bệnh tim mạch. Hy vọng với những thông tin trên đây, các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức cũng như có những giải pháp điều trị kịp thời cho bé ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ trẻ mắc bệnh
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn: Cleverland