Các nguyên nhân và dấu hiệu suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm mốc. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn và khó khăn trong việc hồi phục. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và áp dụng biện pháp phòng ngừa, điều trị đúng cách là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ  chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Suy giảm hệ miễn dịch là gì?

Suy giảm miễn dịch thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch không sản xuất đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh bên ngoài như vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, ký sinh trùng và các kháng nguyên lạ. Trẻ em mắc bệnh thường dễ bị nhiễm trùng ở tai, phổi, mũi, mắt và các cơ quan khác.  

Thay thế các kháng thể bị thiếu hụt bằng cách tiêm kháng thể thường xuyên (immunoglobulin) vào cơ thể bệnh nhân là một phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. 

Khi hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
Khi hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

2. Phân loại suy giảm miễn dịch

Có hai dạng bệnh chính bao gồm suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch thứ phát.

  • Suy giảm miễn dịch nguyên phát là một căn bệnh di truyền gây ra những đợt nhiễm trùng lặp đi lặp lại và rất khó chữa khỏi. Do bẩm sinh thiếu hụt một số chất miễn dịch bảo vệ cơ thể, người bệnh nhạy cảm hơn với các vi trùng và dễ bị các bệnh nhiễm trùng.  
  • Suy giảm miễn dịch thứ phát có nguyên nhân là do các chất hóa học hoặc tác nhân gây bệnh như là kết quả của điều trị hóa trị, phóng xạ, tiểu đường, suy dinh dưỡng…

3. Dấu hiệu của suy giảm hệ miễn dịch

Nhiễm trùng thường xuyên, kéo dài và khó điều trị là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của suy giảm miễn dịch nguyên phát. Tùy vào loại rối loạn miễn dịch nguyên phát, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ khác nhau, bao gồm:  

  • Viêm phổi tái phát thường xuyên, viêm màng não, nhiễm trùng da, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai.
  • Các cơ quan nội tạng bị viêm và nhiễm trùng
  • Rối loạn máu như số lượng tiểu cầu thấp hoặc thiếu máu.
  • Các vấn đề về tiêu hóa như chuột rút, chán ăn, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Tăng trưởng và phát triển chậm.
  • Viêm khớp dạng thấp, rối loạn tự miễn hoặc tiểu đường loại 1. 
Một trong những dấu hiệu phổ biến của suy giảm miễn dịch là bệnh viêm phổi.
Một trong những dấu hiệu phổ biến của suy giảm miễn dịch là bệnh viêm phổi.

4. Nguyên nhân gây bệnh

Các bệnh rối loạn miễn dịch nguyên phát thường có nguồn gốc di truyền từ cả cha mẹ hoặc một trong hai. Sự cố trong mã di truyền (DNA), hoạt động như một bản thiết kế chi tiết để tạo ra các tế bào cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề khuyết tật của hệ thống miễn dịch.

Nhiều nghiên cứu đã xác định được hơn 300 loại rối loạn suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát. Dựa trên một phần của hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, các loại rối loạn miễn dịch được phân thành 6 nhóm như sau:

  • Thiếu hụt tế bào B (kháng thể).
  • Thiếu tế bào T.
  • Sự kết hợp của thiếu hụt tế bào B và T.
  • Khiếm khuyết của Phagocytes.
  • Bổ sung thiếu sót.
  • Không xác định (vô căn).

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tăng cao khi người bệnh có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát.  

5. Một số phương pháp điều trị

Để tăng cường hoạt động hệ miễn dịch của người bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất một số phương pháp điều trị như:

5.1. Liệu pháp thay thế miễn dịch (Ig):

Đây là những protein giúp cơ thể chống lại bệnh tật, gọi là kháng thể. Các kháng thể này chỉ tồn tại được một thời gian ngắn nên người bệnh phải điều trị lại sau khoảng 3-4 tuần. Tuy nhiên, cách điều trị này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau cơ, khớp, đau đầu hoặc sốt nhẹ.

5.2. Cấy ghép tế bào gốc

Phương pháp này ít khi dùng, chủ yếu cho những người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch nặng. Bác sĩ sẽ đưa tế bào khỏe mạnh vào cơ thể người bệnh. Sau khi cấy ghép, người bệnh sẽ không cảm thấy đau. Phải mất khoảng 2-6 tuần để các tế bào mới sinh sôi và tạo ra tế bào máu khỏe mạnh.  

Trong thời gian này, người bệnh có thể phải ở lại viện hoặc được bác sĩ kiểm tra mỗi ngày. Để số lượng tế bào máu trở lại bình thường, người bệnh cần khoảng 6 tháng đến 1 năm.

Để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và protein nạc. Bên cạnh đó, tập thể dục đều đặn, xoa bóp, thiền định hoặc cầu nguyện và ở bên người yêu thương cũng là những cách khác để giảm bớt căng thẳng, cải thiện hệ miễn dịch.  

Phương pháp cấy ghép tế bào gốc chỉ được áp dụng cho các bệnh nhân mắc suy giảm hệ miễn dịch ở mức độ nặng.
Phương pháp cấy ghép tế bào gốc chỉ được áp dụng cho các bệnh nhân mắc suy giảm hệ miễn dịch ở mức độ nặng.

6. Phòng ngừa suy giảm miễn dịch

6.1 Tiêm chủng

Để tăng cường khả năng chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh, mọi người nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ vắc xin. Nhờ đó, cơ thể sẽ giảm nguy cơ suy giảm miễn dịch thứ phát do nhiễm trùng tái phát.  

6.2 Vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Mọi người cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ cũng như thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như che miệng khi ho, hắt hơi để giảm tiếp xúc với mầm bệnh và bảo vệ cơ thể tối đa.

6.3 Chế độ ăn uống khoa học

Các dưỡng chất như vitamin C, vitamin D, kẽm, selen và axit béo omega-3 sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách điều chỉnh các phản ứng miễn dịch, thúc đẩy sản xuất các tế bào miễn dịch và nâng cao khả năng chống nhiễm trùng. Do đó, mọi người nên cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thông qua chế độ ăn uống hằng ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org và webmd.com

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe