Các nguyên nhân thiếu hụt sắt tuyệt đối

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Bùi Thị Hằng - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt sắt, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân như kém hấp thụ sắt, mất máu, béo phì,....

1. Hấp thu sắt không đầy đủ

  • Lượng sắt cung cấp trong chất dinh dưỡng bị thiếu hụt
  • Thiếu hụt lượng sắt cung cấp trong chế độ ăn kiêng

+ Lượng sắt từ nhân Haem thấp (ví dụ người ăn chay hoặc chế độ ăn chay)

+ Thức ăn không đảm bảo hoặc chế độ ăn không đa dạng (ví dụ do nghèo đói, đặc biệt ở các quốc gia có mức thu nhập thấp)

+ Chế độ ăn bổ sung sắt thấp (ví dụ bú mẹ hoặc sữa kéo dài)


Chế độ ăn kiêng có thể khiến cơ thể hấp thu sắt không đầy đủ
Chế độ ăn kiêng có thể khiến cơ thể hấp thu sắt không đầy đủ

2. Thiếu hụt hấp thu sắt từ chất dinh dưỡng

  • Do tiêu hóa cùng lúc với chất ức chế hấp thu sắt (như canxi hoặc trà)
  • Giảm acid dạ dày:

+ Viêm teo niêm mạc dạ dày

+ Sử dụng thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng acid dạ dày

+ Nhiễm Helicobacter pylori

+ Các phẫu thuật nối tắt đoạn sau dạ dày

  • Rối loạn chức năng màng nhầy ở ruột (ví dụ bệnh Celiac hoặc viêm ruột)

3. Béo phì

Gia tăng nồng độ hepcidin không thích hợp chống hấp thu sắt (ví dụ trong viêm mạn tính hoặc thiếu máu thiếu sắt đề kháng sắt gây bởi đột biến TMPRSS6)

Nhu cầu sắt gia tăng:

  • Phát triển (ví dụ trong giai đoạn trẻ nhỏ hoặc vị thành niên)
  • Mang thai
  • Tốc độ mất máu sinh lý vượt lượng sắt cung cấp
  • Liệu pháp tác nhân kích thích tạo hồng cầu

Béo phì làm gia tăng nồng độ hepcidin không thích hợp chống hấp thu sắt
Béo phì làm gia tăng nồng độ hepcidin không thích hợp chống hấp thu sắt

4. Mất máu

Mất máu đường ruột

Chảy máu phụ khoa

  • Kinh nguyệt ( ở phụ nữ tiền mãn kinh và trẻ gái)
  • Bị làm nặng hơn bởi các rối loạn chảy máu (Bệnh von Willebrand, người mang gen Hemophilia A hoặc B, rối loạn chức năng tiểu cầu)
  • Sử dụng dụng cụ tử cung
  • U xơ
  • Ung thư tử cung hoặc các bộ phận khác của hệ thống sinh sản

Chảy máu đường tiết niệu

  • Ung thư thận hoặc bàng quang
  • Bệnh sán máng đường tiết niệu
  • Tan máu trong lòng mạch (ví dụ huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm)

Tan máu trong lòng mạch dẫn tới chảy máu đường tiết niệu
Tan máu trong lòng mạch dẫn tới chảy máu đường tiết niệu
  • Tan máu trong lòng mạch (ví dụ, tan máu do van, hemoglobin niệu tháng 3, và sốt rét)

Chảy máu đường hô hấp: ho ra máu nặng (ví dụ ung thư hoặc nhiễm trùng phổi)

Hiến máu (đặc biệt là hiến máu toàn phần)

Mất máu do y khoa quá mức (ví dụ lấy máu quá mức để làm các xét nghiệm để chẩn đoán và mất sắt trong quá trình lọc máu)

Mất máu do tự gây hại (hội chứng Munchausen)

5. Tập thể dục

Đa yếu tố: giảm cung cấp sắt trong chế độ ăn, giảm hấp thu sắt do phản ứng viêm, tăng mất qua mồ hôi, chảy máu dạ dày ruột, và tan máu với hemoglobin niệu

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn:

Tạp chí Seminar

Iron deficiency

Sant-Ryan Pasricha, Jason Tye-Din, Martina U Muckenthaler, Dorine Swinkels

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe