Ung thư di căn phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn cầu. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có biện pháp nào phòng ngừa hoàn toàn được tình trạng ung thư di căn này. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như xạ trị, hóa trị, liệu pháp laser, đặt stent và phẫu thuật.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Ung thư di căn phổi là gì?
Khi ung thư phát triển, các tế bào ung thư ban đầu hình thành tại một cơ quan, khu vực cụ thể trong cơ thể, gọi là vị trí nguyên phát. Khu vực này được gọi là địa điểm chính của ung thư. Khác với các tế bào bình thường, tế bào ung thư có khả năng tách rời khỏi vị trí nguyên phát và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể qua hệ thống tuần hoàn máu hoặc bạch huyết, một hệ thống mạch máu đặc biệt mang chất lỏng và hỗ trợ cho hệ miễn dịch.
Khi các tế bào ung thư lây lan từ vị trí nguyên phát đến các cơ quan khác, tình trạng này được gọi là di căn. Ung thư di căn phổi là tình trạng ung thư từ một bộ phận khác của cơ thể lan truyền đến phổi. Đây được xem là một trong những tình trạng nguy hiểm nhất của bệnh ung thư. Các tế bào ung thư phát triển ở bất kỳ vị trí nguyên phát nào cũng có thể hình thành nên các khối u di căn nghiêm trọng.
Các khối u nguyên phát có khả năng cao di căn đến phổi bao gồm:
- Ung thư vú.
- Ung thư bàng quang.
- Ung thư ruột kết.
- Ung thư tuyến tiền liệt.
- Ung thư thận.
- U nguyên bào thần kinh.
- Sarcoma.
- Khối u Wilms.
2. Ung thư di căn phổi phát triển như thế nào?
Quá trình phát triển của ung thư di căn phổi bắt đầu khi các tế bào ung thư tại vị trí nguyên phát trải qua một số thay đổi để tách rời khỏi vị trí ban đầu. Các tế bào này sau đó phải tìm cách xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn máu hoặc hệ thống bạch huyết, đây là hai con đường chính giúp những tế bào này di chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Khi các tế bào ung thư đã thành công xâm nhập vào máu, những tế bào này bắt đầu di chuyển và có thể hình thành các khối u mới ở những bộ phận khác. Trong trường hợp của ung thư di căn phổi, các tế bào ung thư di chuyển đến phổi và bắt đầu phát triển thành một khối u mới tại đây.
Các tế bào ung thư khi di căn đến phổi sẽ cần thay đổi để phát triển ở vị trí mới. Bên cạnh đó, các tế bào cần phải sống sót sau khi bị tấn công bởi hệ miễn dịch.
3. Triệu chứng ung thư di căn phổi
Ung thư di căn phổi không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng ngay từ ban đầu. Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng thường khó nhận biết do bệnh này thường có biểu hiện tương tự với các tình trạng sức khoẻ khác.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư di căn đến phổi:
Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.
Bài dịch từ: webmd.com
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đặc biệt là khi những triệu chứng kéo dài hoặc không thuyên giảm, người bệnh cần tìm đến bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
4. Chẩn đoán ung thư di căn phổi
Để chẩn đoán ung thư di căn phổi, bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các bước khám và xét nghiệm dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân. Các xét nghiệm này nhằm mục đích xác định vị trí, mức độ và nguồn gốc của các tế bào ung thư.
Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng để phát hiện ung thư di căn đến phổi:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này được thực hiện để tạo hình ảnh chi tiết, rõ nét và hình ảnh mặt cắt của phổi.
- Chụp X-quang lồng ngực: Được thực hiện nhằm tạo ra hình ảnh chi tiết của phổi.
- Sinh thiết phổi: Đây là phương pháp phân tích một mẫu mô nhỏ ở phổi.
- Nội soi phế quản: Nội soi giúp bác sĩ quan sát được các cấu trúc tạo thành hệ thống hô hấp của người bệnh, trong đó có phổi.
5. Điều trị ung thư di căn phổi
Mục tiêu của điều trị khi ung thư di căn đến phổi là để kiểm soát sự phát triển của bệnh và giảm thiểu các triệu chứng gây ra bởi bệnh. Các phương pháp điều trị cho ung thư phổi thứ phát rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân của bệnh nhân như độ tuổi, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh lý, loại ung thư nguyên phát, cũng như số lượng, vị trí và kích thước của các khối u.
Hóa trị liệu là một trong những phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư di căn phổi. Phương pháp này bao gồm việc sử dụng các loại thuốc đặc biệt để tiêu diệt tế bào ung thư và thường được ưu tiên cho các trường hợp ung thư đã tiến triển và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Phẫu thuật cũng có thể được xem xét đối với một số trường hợp cụ thể, nhất là khi bệnh nhân đã cắt bỏ được khối u nguyên phát hoặc khi ung thư chỉ di căn đến một khu vực hạn chế của phổi.
Ngoài ra, các phương pháp điều trị khác bao gồm:
- Xạ trị: Sử dụng tia bức xạ năng lượng cao để thu nhỏ khối u và tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả.
- Liệu pháp laser: Áp dụng ánh sáng cường độ cao để tiêu diệt các khối u và các tế bào ung thư.
- Đặt stent: Đây là phương pháp đặt các ống nhỏ vào đường thở để giúp thông thoáng, nhằm hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân bị ung thư phổi thứ phát.
Các phương pháp điều trị thử nghiệm mới cho ung thư di căn đến phổi cũng đang được nghiên cứu và áp dụng, như sử dụng đầu dò nhiệt để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc sử dụng thuốc hóa trị trực tiếp vào vùng phổi bị ảnh hưởng chứa khối u di căn. Bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc tất cả các lựa chọn này để lên kế hoạch điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân.
6. Tiên lượng sống của bệnh nhân mắc ung thư phổi di căn
Triển vọng dài hạn của bệnh nhân mắc ung thư di căn phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm vị trí và kích thước của khối u nguyên phát cũng như mức độ và phạm vi di căn của bệnh. Mỗi trường hợp bệnh sẽ có triển vọng khác nhau.
Trong một số trường hợp, ung thư di căn đến phổi có thể được điều trị hiệu quả bằng hóa trị liệu. Đối với các khối u nguyên phát ở ruột kết, thận hoặc bàng quang, khi ung thư di căn đến phổi, phẫu thuật có thể là một lựa chọn để loại bỏ hoàn toàn các khối u này, nếu điều kiện sức khỏe của bệnh nhân cho phép.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, ung thư di căn đến phổi là tình trạng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị hiện tại nhằm mục đích kiểm soát sự phát triển của bệnh, giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Nhìn chung, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư di căn phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tiên lượng của ung thư nguyên phát. Thông thường, ung thư tinh hoàn hoặc hạch bạch huyết di căn phổi sẽ có tiên lượng sống cao hơn các trường hợp ung thư khác. Trong khi đó, ung thư ruột kết, bàng quang di căn phổi sẽ có tiên lượng sống kém hơn.
7. Ngăn ngừa và đối phó ung thư di căn phổi
Việc ngăn ngừa ung thư di căn phổi là một thách thức lớn trong lĩnh vực y tế, Các chuyên gia vẫn đang nỗ lực tìm ra phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả, nhưng hiện tại vẫn chưa được áp dụng vào thực tiễn.
Nhìn chung, việc điều trị kịp thời và hiệu quả đối với loại ung thư nguyên phát là yếu tố then chốt nhằm giảm nguy cơ di căn đến phổi.
Khi đối mặt với ung thư phổi thứ phát, sự hỗ trợ tinh thần là rất quan trọng. Bệnh nhân nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cố vấn chuyên môn hoặc tham gia vào các nhóm hỗ trợ ung thư, nơi họ có thể chia sẻ trải nghiệm và nhận được sự đồng cảm từ những người đã hoặc đang trải qua hoàn cảnh tương tự. Các hoạt động này có thể giúp bệnh nhân giảm bớt căng thẳng và lo lắng, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị và hồi phục.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: cancer.ca, healthline.com, uclahealth.org, webmd.com