Bệnh đa xơ cứng có thể xảy ra tình trạng các giai đoạn viêm sẽ lặp đi lặp lại và gây pháp huỷ màng bọc của myelin - màng bọc ngoài sợi thần kinh. Quá trình bày gây ra tình trạng hóa cứng dọc theo lớp phủ bên ngoài các tế bào thần kinh, làm chậm hoặc tắc đường truyền xung nhịp thần kinh ở vị trí đó. Để có phương án điều trị đa xơ cứng hiệu quả thì người bệnh cần hiểu được các giai đoạn đa xơ cứng tiến triển.
1. Bệnh đa xơ cứng (MS) và các giai đoạn của bệnh đa xơ cứng
Khi người bệnh hiểu được sự tiến triển của bệnh đa xơ cứng và tìm hiểu về những nguyên nhân bệnh đa xơ cứng có thể gây ra bệnh sẽ giúp cho người bệnh có biện pháp kiểm soát bệnh tốt hơn. Đồng thời đưa ra được các quyết định sáng suốt trong phòng và điều trị bệnh. Đa xơ cứng MS xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhắm mục tiêu bất thường vào hệ thống thần kinh trung ương (CNS) và làm tổn thương myelin và các sợi thần kinh được myelin bảo vệ. Tổn thương này sẽ làm gián đoạn hoặc làm biến dạng các xung thần kinh truyền xuống tủy sống. Những người bị đa xơ cứng MS thường gặp một trong bốn đợt bệnh khác nhau về mức độ nghiêm trọng.
Bốn giai đoạn của bệnh đa xơ cứng MS
- Hội chứng cô lập trên lâm sàng (CIS). Giai đoạn đầu của hội chứng cô lập trên lâm sàng bao gồm các triệu chứng do viêm và tổn thương lớp myelin trên dây thần kinh trong não hoặc tủy sống. Về mặt kỹ thuật, hội chứng cô lập trên lâm sàng CIS không đáp ứng các tiêu chí để chẩn đoán đa xơ cứng MS, vì tình trạng này được biết đến như một sự cố đơn lẻ và chỉ có một vùng khử men chịu trách nhiệm về các triệu chứng. Nếu thực hiện xét nghiệm với kỹ thuật MRI có cho thấy kết quả của một đợt khác trong quá khứ, và kết quả này có thể sử dụng để chẩn đoán đa xơ cứng MS.
- Bệnh đa xơ cứng tái phát-thuyên giảm (RRMS). Trường hợp đa xơ cứng tái phát thường theo một mô hình có thể dự đoán được với các dấu hiệu đa xơ cứng cùng với các giai đoạn mà các triệu chứng tiến triển xấu đi và sau đó lại được cải thiện. Tuy nhiên cuối cùng, tình trạng này có thể tiến triển thành đa xơ cứng MS tiến triển thứ phát. Theo Hiệp hội Đa xơ cứng Quốc gia (NMSS), khoảng 85% những người bị đa xơ cứng MS được chẩn đoán ban đầu là mắc đa xơ cứng MS tái phát. Những người bị đa xơ cứng tái phát - thuyên giảm RRMS có các đợt bùng phát (tái phát) đa xơ cứng của MS. Đồng thời giữa các đợt tái phát, chúng có những khoảng thời gian thuyên giảm. Trong một vài thập kỷ, diễn biến của bệnh có thể thay đổi và trở nên phức tạp hơn ở từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
- Đa xơ cứng tiến triển thứ phát (SPMS). Bệnh đa xơ cứng tái phát có thể tiến triển thành một dạng bệnh nặng hơn. Một số trong số những người bệnh có dạng tái phát-thuyên giảm của tình trạng này sẽ tiếp tục phát triển đa xơ cứng tiến triển thứ phát. Trong đa xơ cứng MS tiến triển thứ phát, người bệnh vẫn có thể bị tái phát. Sau đó, bệnh được phục hồi một phần hoặc thời gian thuyên giảm, nhưng bệnh không biến mất giữa các chu kỳ. Thay vào đó, tình trạng bệnh sẽ dần dần xấu đi.
- Đa xơ cứng tiến triển nguyên phát (PPMS). Khoảng 15% số người bệnh được chẩn đoán mắc một dạng bệnh tương đối không phổ biến chính là đa xơ cứng tiến triển nguyên phát. Thể bệnh này có đặc điểm: bệnh tiến triển chậm và ổn định, không có giai đoạn thuyên giảm. Một số người bệnh bị đa xơ cứng tiến triển nguyên phát thỉnh thoảng gặp phải các triệu chứng ở mức độ cao nhất cũng như các cải thiện nhỏ về chức năng có xu hướng tạm thời. Tuy nhiên, với một số trường hợp người bệnh vẫn có sự thay đổi trong tỷ lệ tiến triển theo thời gian.
Giai đoạn đầu của đa xơ cứng MS cần xem xét xảy ra trước khi bác sĩ chẩn đoán đa xơ cứng MS. Trong giai đoạn đầu này, người bệnh có thể có các triệu chứng mà bản thân cảm thấy lo lắng. Các yếu tố di truyền và môi trường được cho đóng vai trò nhất định trong việc người bệnh mắc đa xơ cứng MS. Và điều đó cho thấy có di truyền giữa các thành viên trong gia đình với bệnh đa xơ cứng MS. Hoặc có thể trước đây người bệnh đã gặp phải các triệu chứng mà bác sĩ đã nói có thể là dấu hiệu của đa xơ cứng MS. Các triệu chứng phổ biến của đa xơ cứng bao gồm: sự mệt mỏi; tê và ngứa ran; yếu đuối; chóng mặt; đau đớn; đi lại khó khăn; thay đổi nhận thức; chóng mặt, vấn đề về thị lực...Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể xác định xem người bệnh có nguy cơ cao phát triển tình trạng bệnh hay không dựa trên tiền sử bệnh và khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, không có xét nghiệm xác định nào để xác nhận sự hiện diện của đa xơ cứng MS và nhiều triệu chứng cũng xảy ra với các bệnh lý khác. Do đó, bệnh đa xơ cứng có thể khó chẩn đoán.
Dòng thời gian của bệnh đa xơ cứng. Bệnh đa xơ cứng MS có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, không có mốc thời gian cụ thể của quá trình mắc bệnh. Người bị bệnh đa xơ cứng MS trải qua dòng thời gian mắc bệnh của họ. Một số người bị đa xơ cứng MS sẽ không nhận thấy bất kỳ sự tiến triển nào của các triệu chứng, nhưng với những người khác, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng. Vì thế, nếu nghi ngờ mắc bệnh thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch cụ thể trong điều trị.
2. Chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh đa xơ cứng MS
Chẩn đoán đa xơ cứng có thể rất khó và không có xét nghiệm duy nhất nào có thể chẩn đoán được bệnh. Để chẩn đoán bệnh các bác sĩ thường yêu cầu nhiều xét nghiệm để loại trừ các dấu hiệu tương tự với bệnh lý khác. Các xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm: xét nghiệm máu, chụp MRI,
Một số phương pháp điều trị không kê đơn cho bệnh nhân đa xơ cứng bao gồm: thuốc giảm đau, như aspirin hoặc ibuprofen, thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng, sử dụng không thường xuyên. Mặc dù không có nhiều loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm chấp thuận để điều trị đa xơ cứng MS ở trẻ em, nhưng các loại thuốc được sử dụng để điều trị đa xơ cứng MS ở người lớn đã được nghiên cứu ở trẻ em.
Một số phương pháp điều trị theo toa và can thiệp y tế bao gồm: corticosteroid cho các cuộc tấn công đa xơ cứng MS, trao đổi plasma cho các cuộc tấn công đa xơ cứng, MS, interferon beta, glatiramer (Copaxone), teriflunomide (Aubagio), đimetyl fumarate (Tecfidera), vật lý trị liệu, thuốc giãn cơ.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục khác bao gồm: yoga, châm cứu, kỹ thuật thư giãn. Hoặc thực hiện thay đổi lối sống bao gồm: di chuyển nhiều hơn, áp dụng chế độ ăn uống bổ dưỡng, giảm căng thẳng
Đối với một số người bị MS, tình trạng của họ sẽ không bao giờ chuyển sang giai đoạn nặng. Theo Hiệp hội đa xơ cứng NMSS, cứ 3 người thì có khoảng 2 người bị đa xơ cứng MS sẽ giữ được khả năng đi lại trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nếu đa xơ cứng MS tiến triển đến giai đoạn nâng cao, thì chất lượng cuộc sống của người bệnh có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ, có thể rất khó đi lại, viết hoặc nói. Mặc dù rất hiếm khi gây tử vong, đa xơ cứng MS có thể rút ngắn tuổi thọ của một người lên đến 7 năm.
Khi người bệnh đã biến được các diễn biến chi tiết ở các giai đoạn của đa xơ cứng MS, thì có thể giúp người bệnh kiểm soát cuộc sống tốt hơn và tìm kiếm các phương pháp điều trị thích hợp. Các nhà nghiên cứu tiếp tục đạt được những bước tiến trong sự hiểu biết về căn bệnh này. Các tiến bộ trong điều trị bệnh cũng được cải thiện, công nghệ mới và thuốc được cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận đang có tác động đến quá trình cơ bản của đa xơ cứng MS.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com