Bị trật khớp cổ tay phải làm sao? Bao lâu thì khỏi?

Trật khớp cổ tay phải làm sao và bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều người khi đối diện với tình trạng này. Trong quá trình điều trị và phục hồi, người bị chấn thương cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo đơn, thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho cổ tay. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Trật khớp cổ tay

Trật khớp cổ tay, còn được gọi là sai khớp cổ tay, là tình trạng các mặt khớp bị lệch khỏi vị trí bình thường do sự di chuyển bất thường của các đầu xương. Mặc dù có thể xảy ra ở nhiều khớp, nhưng các khớp hoạt dịch là nơi thường xuyên xảy ra trật khớp nhất.

Trật khớp là một chấn thương thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nếu vận động không đúng cách khi chơi thể thao, khi sinh hoạt và lao động hằng ngày. Trật khớp cổ tay nếu không xử lý đúng cách sẽ có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như gãy xương, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng hoặc thoái hoá khớp,...

Tổn thương dây chằng do các lực mạnh tác động đột ngột hoặc liên tục lên cổ tay là nguyên nhân chính gây ra trật khớp cổ tay. Khi dây chằng bị đứt, cổ tay sẽ không còn được bảo vệ, phần đầu xương cổ tay không còn được giữ cố định trong ổ khớp, dẫn đến tình trạng trật khớp. Điều này thường biểu hiện qua các dấu hiệu như:

  • Vùng cổ tay:
    • Đau cổ tay liên tục, dữ dội.
    • Xuất hiện tình trạng sưng, phù nề rõ rệt ở cổ tay.
  • Bàn tay bị lệch khỏi vị trí bình thường.
  • Chức năng vận động:
    • Khó khăn trong việc cử động cổ tay so với trước đây.
    • Mất khả năng xoay cổ tay linh hoạt.
    • Không thể cầm nắm các vật nặng.
    • Trong trường hợp nghiêm trọng, người bị trật khớp có thể hoàn toàn mất khả năng cử động cổ tay.

Nếu người bệnh không được nắn bất động và vẫn tiếp tục vận động cổ tay trong những ngày kế tiếp, tình trạng trật khớp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, cơn đau sẽ tăng dần mỗi khi vận động, khiến cổ tay khó cử động và không thể thực hiện các hoạt động cầm nắm thông thường. Điều này gây hạn chế đáng kể trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Trật khớp cổ tay phải làm sao?

Để tránh những biến chứng đáng tiếc, việc xử lý đúng cách khi bị trật khớp cổ tay là vô cùng quan trọng. Vậy, khi bị trật khớp cổ tay phải làm sao? Một số lưu ý cần đặc biệt chú ý bao gồm:

  • Người bệnh phải tạm ngưng tất cả các động tác liên quan đến cổ tay.
  • Chườm đá là một mẹo chữa trật khớp cổ tay hiệu quả, mọi người có thể chườm nhẹ nhàng lên chỗ bị trật khớp, nhằm giảm đau. Tuy nhiên, chườm đá khi bị trật khớp cổ tay phải làm sao mới đúng? Mọi người cần lưu ý không được chườm đá trực tiếp lên vết thương để tránh gây bỏng lạnh. Thay vào đó, đá phải được bọc trong một lớp khăn trước khi chườm.
  • Nếu người sơ cứu không có chuyên môn y học, mọi người không được tự ý nắn khớp đang bị trật trở về vị trí ban đầu.
  • Để cố định cổ tay một cách tạm thời, ta có thể sử dụng các vật liệu cứng như thanh gỗ mỏng, đũa cả, thước kẻ bằng gỗ hoặc sắt. Sau đó, dùng gạc y tế hoặc khăn mềm để buộc chặt thanh nẹp này quanh vùng cổ tay.
  • Người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể tiến hành khám và điều trị kịp thời. 
Chườm lạnh là một trong những đáp án của câu hỏi trật khớp cổ tay phải làm sao.
Chườm lạnh là một trong những đáp án của câu hỏi trật khớp cổ tay phải làm sao.

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu trật khớp cổ tay không được xử lý đúng cách:

  • Gãy xương thường đi kèm với trật khớp.
  • Những tổn thương nghiêm trọng tại mô mềm thường đi kèm với tình trạng chảy máu và tụ máu nhiều vùng quanh khớp.
  • Tổn thương mạch máu: Các động mạch đi qua cổ tay có thể bị chèn ép do trật khớp cổ tay, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở bàn tay. Tình trạng này thường xuất hiện trên lâm sàng sau một vài giờ kể từ khi xảy ra chấn thương.
  • Trật khớp có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương do căng giãn, trong khi đó, trật hở khớp cổ tay có thể dẫn đến đứt dây thần kinh.
  • Bệnh nhân bị trật khớp hở hoặc phải phẫu thuật thường đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng cấp tính có thể dẫn đến viêm xương, gây khó khăn trong việc chữa khỏi bệnh.
  • Sai khớp cổ tay tiềm ẩn nguy cơ mất vững khớp, từ đó làm giảm chức năng của khớp và gia tăng khả năng thoái hóa khớp.
  • Việc bỏ sót tổn thương, bất động không đúng cách hoặc bất động kèm theo bó lá ở khớp cổ tay rất dễ dẫn đến cứng khớp. Đặc biệt, tình trạng cứng khớp ở khớp cổ tay sau chấn thương rất dễ gặp phải, nhất là người cao tuổi.
  • Chính việc nắn chỉnh và cố định không đúng cách đã khiến khớp bị trật mạn tính, từ đó gây ra thoái hóa khớp.

3. Điều trị khi bị trật khớp cổ tay

3.1 Điều trị cấp cứu ban đầu

Điều đầu tiên cần làm khi bệnh nhân bị trật khớp cổ tay, hoặc bất kỳ khớp nào khác, là kiểm soát các tình trạng cấp cứu có thể đe dọa tính mạng. Các tình trạng này bao gồm sốc do đau hoặc sốc do  mất máu. Ngay sau đó, bệnh nhân cần được giảm đau bằng thuốc.

Khi nghi ngờ bị trật khớp hở, vị trí bị thương cần được băng kín bằng gạc vô trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng uốn ván và sử dụng kháng sinh phổ rộng cũng là điều cần thiết.  

Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật sẽ được chỉ định để cắt lọc và làm sạch vết thương, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Đối với các trường hợp trật khớp cổ tay mức độ vừa và nặng, việc bất động khớp bằng nẹp là điều cần thiết để giảm đau và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát như tổn thương thần kinh, mạch máu, hoặc mô mềm xung quanh do khớp không ổn định. 

Trật khớp cổ tay phải làm sao? Đầu tiên, bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau.
Trật khớp cổ tay phải làm sao? Đầu tiên, bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau.

3.2 Nắn chỉnh

Hiện nay có hai phương pháp nắn chỉnh khớp: nắn chỉnh kín và nắn chỉnh mở. Trong đó, nắn chỉnh kín chính là phương pháp được ưu tiên lựa chọn, phương pháp này không cần rạch da để bộc lộ khớp bên trong.  

Chỉ khi phương pháp nắn chỉnh kín không đem lại hiệu quả, phẫu thuật đặt lại khớp cổ tay mới được cân nhắc thực hiện. Sau khi quá trình nắn chỉnh khớp trật thành công, bệnh nhân sẽ được đưa ra những lời khuyên cụ thể:

  • Bằng cách sử dụng nẹp bất động và bó bột, bác sĩ sẽ cố định khớp bệnh nhân.
  • Chườm đá lạnh và băng ép là hai mẹo chữa trật khớp cổ tay giúp giảm đau và phù nề. Đá lạnh khi chườm cần được bọc cẩn thận trong khăn hoặc túi nhựa, chườm lạnh cần thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 15-20 phút đầu tiên, sau khi nắn chườm lạnh liên tục 24-48 giờ sau khi nắn, băng ép hoặc nẹp cố định có thể được sử dụng để cố định vị trí chấn thương.  
  • Trong vòng 2 ngày đầu sau khi bị chấn thương, việc kê cao cổ tay sẽ giúp máu tĩnh mạch lưu thông tốt hơn theo chiều trọng lực, từ đó hạn chế tình trạng phù nề.

3.3 Cố định

Việc tìm hiểu trật khớp cổ tay phải làm sao nói chung và cố định khớp cổ tay nói riêng mang lại nhiều lợi ích như giảm đau, tăng tốc độ phục hồi và ngăn ngừa tổn thương thứ phát. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mọi người cần bất động trên và dưới khớp đang bị tổn thương. Một số phương pháp bất động phổ biến được sử dụng là:

  • Bó bột là phương pháp cố định khi bị trật khớp cổ tay kèm theo gãy xương đơn giản hoặc những tổn thương cần cố định trên 1 tuần. Sau khi bó bột, bệnh nhân có thể được khuyến cáo khám lại nếu gặp các tình trạng như đau nhiều, cảm giác bó bột quá chặt hoặc tê bì ở chi dưới sau khi bó bột. Trong một số trường hợp, nếu có dấu hiệu phù nề, bác sĩ có thể rạch dọc lớp bột và đệm toàn bộ chiều dài trong hoặc ngoài.
  • Việc sử dụng nẹp nhằm mục đích bất động khớp cổ tay bị trật sau khi phẫu thuật và giảm phù nề.
  • Khớp bị trật cần được cố định bằng đai đeo phù hợp để hỗ trợ và giới hạn vận động.

Việc bất động kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp, co kéo phần mềm, thậm chí là teo cơ.

Để giảm thiểu tình trạng co rút phần mềm, teo cơ và tăng cường quá trình phục hồi chức năng của chi, việc vận động thụ động cần được duy trì trong vài ngày đến vài tuần sau chấn thương. Do đó, người bệnh cần tích cực tập luyện các bài tập trong thời gian cố định nhằm cải thiện tầm vận động khớp, tăng cường độ vững chắc của khớp cổ tay bị tổn thương và nâng cao sức cơ, từ đó phòng ngừa hiệu quả tình trạng trật khớp cổ tay tái phát và giảm chức năng khớp về sau. 

Cố định khớp cổ tay có tác dụng giảm đau và kích thích phục hồi nhanh.
Cố định khớp cổ tay có tác dụng giảm đau và kích thích phục hồi nhanh.

4. Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi?

Bên cạnh, trật khớp cổ tay phải làm sao, nhiều người cũng băn khoăn không biết trật khớp cổ tay sẽ hồi phục trong bao lâu. Thời gian bình phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí khớp bị tổn thương, mức độ nghiêm trọng của chấn thương, trật khớp hở hay kín, các tổn thương kèm theo, thời gian từ khi bị thương đến khi điều trị, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh và việc tuân thủ phác đồ điều trị. Đa số các trường hợp trật khớp cổ tay cấp tính sẽ hồi phục hoàn toàn sau khi được nắn chỉnh và cố định trong vài tuần.

Để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi bị trật khớp cổ tay, việc tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng cân bằng với đủ 6 nhóm chất thiết yếu sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị để hỗ trợ quá trình phục hồi của bệnh nhân. Cụ thể, 6 nhóm chất quan trọng bao gồm:

5. Cách giảm nguy cơ bị trật khớp cổ tay

Ngoài tìm hiểu trật khớp cổ tay phải làm sao, mọi người cần chủ động phòng tránh nguy cơ mắc phải tình trạng này. Một số lưu ý sau sẽ giúp mọi người giảm thiểu nguy cơ bị trật khớp cổ tay:

  • Việc xách vác vật nặng quá sức có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cổ tay. Lực tác động trực tiếp lên cổ tay khi nâng đồ nặng có thể dẫn đến các vấn đề như trật khớp. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần hết sức lưu ý đến tư thế cổ tay khi thực hiện các hoạt động này. Cổ tay cần được giữ thẳng, tránh các tư thế cong, xiên, lệch, vẹo có thể gây tổn thương.
  • Hành vi chạy nhanh, chạy ẩu khi tham gia giao thông không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn mà còn khiến chúng ta dễ bị ngã. Việc chống tay để giảm chấn thương khi ngã, dù là phản xạ tự nhiên, lại vô tình khiến khớp cổ tay phải chịu áp lực lớn, dễ dẫn đến các tổn thương.
  • Việc leo trèo, mang vác nặng hoặc sử dụng lực cổ tay quá mức trong công việc đòi hỏi người lao động phải hết sức thận trọng và trang bị đồ bảo hộ, nhất là các thiết bị bảo vệ khớp cổ tay.
  • Không chỉ người chơi thể thao chuyên nghiệp, mà cả những người không chuyên cũng nên trang bị băng hoặc đai quấn cổ tay để bảo vệ khớp.

Nói một cách đơn giản, trật khớp cổ tay là tình trạng các đầu xương ở cổ tay di chuyển bất thường dẫn đến các mặt khớp bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.  

Nếu không tìm hiểu trật khớp cổ tay phải làm sao, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như cứng khớp, thoái hóa khớp, thậm chí là mất hoàn toàn khả năng vận động của cổ tay. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng trật khớp, người bệnh cần được sơ cứu ngay lập tức và đưa đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe