Bị loạn khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Nhiều người thường tự ý mua và sử dụng kháng sinh hoặc men tiêu hóa như thuốc trị đường ruột để điều trị loạn khuẩn đường ruột. Vậy liệu phương pháp này có đúng theo khoa học hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ về cách điều trị và loại thuốc cần dùng để khắc phục tình trạng này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Loạn khuẩn đường ruột là gì?

Loạn khuẩn đường ruột là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột.  

Trong đường ruột luôn tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cùng chung sống. Khi bị loạn khuẩn đường ruột, các vi khuẩn có hại chiếm ưu thế, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu kéo dài, tình trạng này có khả năng gây suy dinh dưỡng và làm giảm khả năng hấp thụ các vitamin, khoáng chất.  

Loạn khuẩn đường ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn. Khi bị loạn khuẩn đường ruột, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau.

Ở người lớn, các biểu hiện thường gặp bao gồm:

Các dấu hiệu cho thấy trẻ nhỏ bị rối loạn vi khuẩn đường ruột bao gồm:

  • Biếng ăn
  • Đau bụng
  • Chướng bụng
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Miễn dịch yếu, dễ bị ốm đau

Tình trạng loạn khuẩn đường ruột kéo dài mà không được xử lý hiệu quả có khả năng dẫn đến những hậu quả như:

Bên cạnh đó, tình trạng loạn khuẩn đường ruột có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do:

  • Chế độ dinh dưỡng không cân đối
  • Sử dụng kháng sinh kéo dài
  • Lạm dụng rượu bia

2. Bị loạn khuẩn đường ruột sử dụng thuốc trị đường ruột gì?

Các loại thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột được sử dụng để điều trị rối loạn khuẩn đường ruột bao gồm:

2.1. Thuốc kháng sinh - chữa loạn khuẩn đường ruột

Hiện nay, nhiều loại kháng sinh đường ruột được sản xuất để điều trị bệnh và cải thiện vấn đề sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, quá trình sử dụng các loại thuốc trị đường ruột này cần cẩn trọng và tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định để đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa kháng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột.

Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị loạn khuẩn đường ruột bao gồm:

  • Amoxicillin - thuốc chữa rối loạn vi khuẩn đường ruột: Đây là loại thuốc kháng sinh phổ biến nhất và được sử dụng để chữa trị các dạng nhiễm khuẩn đường ruột khác nhau. Quá trình sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột này cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc các thành phần trong thuốc trị đường ruột.
  • Nhóm thuốc Sulfamid: Sulfamid là một loại kháng sinh phổ biến dùng để điều trị loạn khuẩn đường ruột được kê đơn bởi bác sĩ. Thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột này có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, khi sử dụng, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Nhóm Quinolon: Các thuốc trị đường ruột nhóm quinolon như Ofloxacin và Ciprofloxacin được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề loạn khuẩn đường ruột nhờ vào tính kháng sinh đường ruột hiệu quả.
  • Axit 5-aminosalicylic (5-ASA) giúp ức chế quá trình sản xuất prostaglandin và leukotrienes. Vì tác động trực tiếp vào lòng ruột, thuốc có hiệu quả cao trong điều trị loạn khuẩn đường ruột. Các thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột trong nhóm này bao gồm sulfasalazine, olsalazine,...  
  • Corticosteroid: Corticosteroid hữu hiệu trong điều trị các cơn tái phát nặng của nhiễm khuẩn. Các loại thuốc trị đường ruột trong nhóm này bao gồm Hydrocortisone và Budesonide. Khi sử dụng corticosteroid, những người mắc rối loạn vi khuẩn đường ruột cần phải bổ sung thêm vitamin D và canxi.

Quá trình sử dụng các loại thuốc trị đường ruột cần cẩn trọng và tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Quá trình sử dụng các loại thuốc trị đường ruột cần cẩn trọng và tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Quá trình sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị loạn khuẩn đường ruột cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc trị đường ruột vì có thể dẫn đến nhiều rủi ro khác.

2.2. Nhóm thuốc điều hoà miễn dịch

Các loại thuốc điều chỉnh miễn dịch thường được dùng kết hợp với các thuốc sinh học để điều trị loạn khuẩn đường ruột. Các loại thuốc trị đường ruột này bao gồm Azathioprine, 6-mercaptopurine, Methotrexate, Cyclosporine, Tacrolimus,...

2.3. Thuốc sinh học

Các loại thuốc trị đường ruột này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Bao gồm:

  • Thuốc kháng TNF như Infliximab, Ertolizumab, Adalimumab, Golimumab,...
  • Các thuốc sinh học khác như Vedolizumab, Natalizumab, Ustekinumab,...
  • Tác nhân phân tử nhỏ như Tofacitinib,...

Quá trình sử dụng nhóm thuốc sinh học trong điều trị loạn khuẩn đường ruột cần được hướng dẫn và chỉ định bởi bác sĩ hoặc dược sĩ.

2.4. Probiotics

Loại men tiêu hóa này hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và làm giảm các triệu chứng do rối loạn vi khuẩn đường ruột. Một số sản phẩm phổ biến trên thị trường bao gồm:

3. Cách chữa rối loạn vi khuẩn đường ruột

Các dạng rối loạn vi khuẩn đường ruột thường gặp bao gồm cấp tính và mãn tính, mỗi loại sẽ có liệu pháp điều trị phù hợp như sau.

3.1. Cách chữa rối loạn vi khuẩn cấp

Bệnh lý loạn khuẩn đường ruột cấp tính thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày và có khả năng tự khỏi. Trong thời gian này, người bệnh nên áp dụng những biện pháp sau để điều trị rối loạn vi khuẩn đường ruột:

  • Thay đổi chế độ ăn: Chế biến kỹ, lựa chọn thực phẩm tươi sống có nguồn gốc đáng tin cậy.  
  • Ăn rau xanh, củ quả, trái cây và uống đủ nước, tránh các thực phẩm gây đầy bụng như đồ uống có ga, cồn và trà.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe để củng cố hệ tiêu hóa.
  • Tránh thức khuya.

Các hoạt động này nhằm thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi và khôi phục cân bằng vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nếu sau 3-5 ngày không có cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn.

3.2. Cách chữa rối loạn vi khuẩn mạn tính

Để điều trị các trường hợp mạn tính, người bệnh nên dùng thuốc trị đường ruột theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột và hướng dẫn các chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhằm khôi phục lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Nhìn chung, hiện nay có nhiều loại thuốc trị đường ruột được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến loạn khuẩn đường ruột và được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Trong điều trị loạn khuẩn đường ruột, bác sĩ thường ưu tiên sử dụng men tiêu hoá và men vi sinh. Đối với các trường hợp nặng, người bệnh có thể cần sử dụng kết hợp các loại thuốc như kháng sinh, thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc sinh học cùng với men tiêu hoá và men vi sinh để hỗ trợ điều trị.

Quá trình sử dụng kháng sinh trong điều trị loạn khuẩn đường ruột nhằm loại trừ vi khuẩn. Còn men tiêu hóa và men vi sinh được sử dụng bổ trợ giúp duy trì cân bằng vi sinh đường ruột.

Khi hiểu rõ vấn đề này, người bệnh có thể áp dụng các liệu pháp điều trị loạn khuẩn đường ruột một cách an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe