Khi bị viêm nếp gấp móng tay thì người bệnh có thể sẽ đau, sưng đỏ ở các nếp gấp. Nguyên nhân chủ yếu thường là do các loại vi khuẩn, nấm hoặc virus nên việc điều trị viêm nếp gấp móng tay hay một số bệnh lý về móng tay chủ yếu là kháng sinh chống tụ cầu và thoát mủ.
1. Cấu trúc của móng
Móng có chức năng bảo vệ, giúp mạng lưới thần kinh ở đầu chi không bị tổn thương và tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón và đặc biệt là phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể con người.
Thành phần chính của móng là protein cứng chắc gọi là keratin. Bên cạnh protein, thành phần của móng tay còn có một lượng nhỏ của lưu huỳnh, canxi, chất béo và nước. Bề mặt móng có vai trò bảo vệ phần gốc móng phía bên dưới. Các nếp gấp da xung quanh móng có nhiệm vụ phải bảo vệ lớp móng nhạy cảm phía bên dưới, tuy nhiên, khi người bệnh bị viêm nếp gấp móng tay hay chân thì cũng sẽ ảnh hưởng đến lớp móng nhạy cảm đó. Ngoài ra lớp biểu bì nằm bên trong móng và lớp biểu bì có vai trò kết nối với nếp gấp móng, bề mặt móng và phần lưỡi liềm màu trắng ở gốc móng.
Móng sẽ mọc lên từ phần dưới biểu bì mỗi tháng. Trường hợp móng khỏe mạnh sẽ mọc liên tục nhưng nếu cơ thể bị các bệnh tật nghiêm trọng thì sẽ để lại những dấu hiệu nhận biết trên móng. Những vấn đề về móng thường gặp nhất là gây khó chịu và mất thẩm mỹ như: Viêm móng tay, viêm quanh móng, bệnh nấm móng tay hoặc chân... đây có thể không phải là những bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu như người bệnh nhân thấy hội chứng vàng móng, móng dễ gãy thì có thể là do một bệnh lý nghiêm trọng nào đó trong cơ thể gây ra.
2. Bệnh viêm nếp gấp móng tay
Những người khỏe mạnh sẽ có móng tay màu vàng nhạt, mịn màng và sáng bóng, khi bị bệnh viêm nếp gấp móng tay thì người bệnh có thể sẽ đau, sưng đỏ ở các nếp gấp móng tay. Nguyên nhân gây gây bệnh có thể là do viêm nếp gấp móng tay, bệnh nấm móng tay.... chủ yếu do các loại nấm, virus hoặc vi khuẩn (ví dụ như Pseudomonas, Staphylococcus aureus, Streptococci, Proteus spp....). Các sinh vật này có cơ hội xâm nhập qua lớp thượng bì bị phá vỡ khi móng tay bị xước măng rô, chấn thương nếp gấp móng, mất lớp biểu bì, nhiễm trùng khi cắn hoặc mút các ngón tay.... Bên cạnh đó, tình trạng này cũng thường gặp ở những người tiếp xúc tay với nước trong thời gian dài.
Triệu chứng của bệnh rất dễ nhận biết như sau:
- Tình trạng viêm sẽ phát triển dọc theo bờ móng như bờ bên hoặc gần đó, gây đau, nóng, đỏ và sưng.
- Xuất hiện mủ dọc theo bờ móng hoặc có thể bên dưới móng.
- Nhiễm trùng lan đến mô mềm ở đầu ngón tay, gây ra chín mé.
Việc điều trị viêm nếp gấp móng tay hay một số bệnh lý về móng tay chủ yếu là kháng sinh chống tụ cầu và thoát mủ. Cụ thể:
- Sử dụng kháng sinh để chống vi khuẩn tụ cầu, nên được lựa chọn dựa trên kết quả kháng sinh đồ.
- Ở người bệnh bị tiểu đường và bệnh mạch ngoại biên, nên theo dõi các dấu hiệu viêm mô bào hoặc nhiễm trùng nặng hơn.
- Trường hợp sưng nề mủ hoặc nhìn thấy mủ thì phải chích rạch dẫn lưu mủ. Dùng một gạc mỏng để chèn vào từ 24 - 48 giờ nhằm thoát dịch.
3. Một số bệnh liên quan đến móng tay khác
- Móng tay xanh: Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu oxy, bệnh lý của của bệnh phổi hoặc bệnh lý về tim mạch.
- Móng gợn sóng và rỗ là một dấu hiệu sớm của bệnh vảy nến hay viêm khớp.
- Móng nứt hoặc bị phân tách khô, giòn nếu xảy ra thường xuyên có thể là yếu tố liên quan đến bệnh tuyến giáp. Nhưng nếu móng bị nứt hoặc phân tách kèm theo ngả màu vàng thì có thể là bệnh nấm móng tay.
- Móng tay nhợt nhạt: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như: thiếu máu, suy tim sung huyết, bệnh gan, suy dinh dưỡng.
- Móng tay có màu vàng hoặc màu trắng với viền sẫm màu: Đây là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị các bệnh ở gan.
- Móng tay vàng là nguyên nhân phổ biến nhất, nguyên nhân khiến móng tay bị vàng là do nhiễm nấm, bệnh tuyến giáp, bệnh phổi, tiểu đường hoặc vảy nến. Trường hợp nhiễm nấm nặng, móng tay có thể co lại, dày lên và bị sứt gãy.
- Móng tay có dạng hình thìa, lõm xuống ở phần giữa, nơi bao quanh vênh lên giống hình dạng một chiếc thìa nhưng thường sẽ có lớp sừng mỏng. Đây là dấu hiệu cho biết cơ thể bị thiếu hụt sắt. Ngoài dấu hiệu móng tay hình thìa thì việc thiếu sắt còn khiến móng tay có màu sắc nhạt.
- Móng sưng phồng, da xung quanh có màu đỏ và sưng nề, đây là dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ hoặc bệnh rối loạn mô liên kết khác.
- Trường hợp bạn có vệt đen dưới móng tay thì cần đến cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo u hắc tố, đây là một loại ung thư da gây nguy hiểm cho người bệnh.
Tóm lại, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm nếp gấp ngón tay, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh, không chỉ được trang bị những thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất trong nước cũng như trong khu vực. Khoa có 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.