Bệnh trĩ có di truyền không và những điều cần biết

Mặc dù các bằng chứng di truyền góp phần gây ra bệnh trĩ còn chưa rõ ràng, nhưng vẫn có rất nhiều các yếu tố gây bệnh mà nhiều người thường không biết và bỏ qua. Do đó, việc tìm hiểu các yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh là rất quan trọng để người bệnh có thể chủ động phòng ngừa bệnh, đặc biệt nếu gia đình bệnh nhân có thành viên có tiền sử mắc bệnh trĩ.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Ths.Bs Nguyễn Văn Hưng, Khối Di truyền y học tại Trung tâm Công nghệ cao Vinmec.

1. Bệnh trĩ là gì và nguyên nhân gây bệnh?

Trĩ là các đệm mạch máu nằm ở ống hậu môn, dưới niêm mạc. Tấm đệm mạch máu này là cấu trúc bình thường của bề mặt ống hậu môn, bao gồm các xoang tĩnh mạch, động mạch, thông nối động tĩnh mạch, nguyên bào sợi, sợi collagen, sợi thần kinh... Nệm có vai trò ngăn chặn tình trạng rò rỉ phân (khi ho, rặn rặn, nằm nệm). phồng lên, đóng ống hậu môn) và hình thành các cảm giác chủ quan (cảm giác cứng hay mềm, lỏng hoặc khí…). Khi những đệm này sưng lên và bị viêm sẽ trở thành bệnh trĩ.

2. Bệnh trĩ có di truyền không?

Mặc dù yếu tố di truyền không thường được liệt kê trong danh sách các nguyên nhân gây nên bệnh trĩ bởi vì bằng chứng còn rất khiêm tốn. Như mọi người đã biết, Trĩ ở tình trạng bình thường như mọi bộ phận khác trong cơ thể. Thông thường thì sẽ không gây vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu trĩ nằm đúng vị trí và không bị viêm. Việc trĩ có nằm đúng vị trí hay không phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của các cơ và sụn ở khu vực đó.

Bệnh trĩ có di truyền không là thắc mắc của rất nhiều người
Bệnh trĩ có di truyền không là thắc mắc của rất nhiều người

Tính toàn vẹn của các cơ và sụn có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền. Trong một số gia đình, do yếu tố di truyền nên các cấu trúc này dễ bị tổn thương theo thời gian. Nếu gia đình bệnh nhân có tiền sử bị bệnh trĩ, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy các gen liên quan đến cơ trực tràng và mô liên kết yếu hơn có di truyền trong gia đình người bệnh.

3. Các nguyên nhân gây bệnh trĩ khác

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh trĩ là do các vấn đề về đi vệ sinh. Táo bón có thể buộc người bệnh phải ngồi rặn trên bồn cầu trong thời gian dài. Ngược lại, mặc dù bệnh nhân có thể không thể cảm nhận rõ ràng việc bản thân có phải rặn nhiều hay không khi bị tiêu chảy, nhưng điều này vẫn có thể gây căng thẳng cho mô trực tràng.

Thừa cân có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Thừa cân có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Nâng vật nặng cũng có thể tạo áp lực lên trực tràng. Cho dù người bệnh đang khiêng vác các thùng hàng nặng do tính chất công việc hay tập thể dục với tạ, việc gắng sức lặp đi lặp lại có thể dẫn đến trĩ.

Ngoài ra, thừa cân có nghĩa là bệnh nhân có thể đang tạo áp lực không cần thiết lên cơ thể của mình mỗi ngày và khiến người bệnh gặp tình trạng bệnh này. Tương tự, phụ nữ đang trong thai kỳ là một yếu tố thường gặp trong các vấn đề về trĩ.

Tuổi cao cũng có thể làm tăng khả năng một người bị trĩ. Khi một người già đi, các cơ trực tràng và các mô giữ tĩnh mạch cố định tại chỗ có thể mất một phần sức mạnh. 

4. Phòng ngừa trĩ như thế nào?

Mặc dù bệnh trĩ có thể có yếu tố di truyền, một người vẫn có thể giảm nguy cơ và phòng ngừa mắc bệnh. Vì còn nhiều yếu tố khác ngoài yếu tố di truyền góp phần gây ra bệnh trĩ, người bệnh có thể giải quyết một số yếu tố nguy cơ khác để phòng ngừa bệnh. 

Một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh là quan tâm đến thời gian và cách đi vệ sinh. Để giảm bớt áp lực khi đi đại tiện, hãy đi vệ sinh ngay khi bản thân cảm thấy cần. Khi vào nhà vệ sinh, nên đi đại tiện trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu không đi được, hãy đứng lên và thử lại sau.

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể hỗ trợ trong việc phòng ngừa bệnh. Người bệnh nên đảm bảo uống đủ nước và ăn nhiều chất xơ. Điều này có thể làm cho quá trình đi tiêu tiện trở nên dễ dàng hơn.

Chế độ ăn uống giàu chất xơ từ rau củ, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt giúp phòng ngừa trĩ hiệu quả. Hãy uống đủ nước để giữ cho đường ruột luôn ẩm và dễ dàng điều tiết. Tránh thức ăn có nhiều chất béo và đường, cũng như hạn chế đồ uống có cồn để giảm áp lực lên hệ thống tiêu hóa.

Ngoài xét yếu tố bệnh trĩ có di truyền không, các yếu tố khác như chế độ ăn cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ
Ngoài xét yếu tố bệnh trĩ có di truyền không, các yếu tố khác như chế độ ăn cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ

Nếu người bệnh bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ để được tư vấn về tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thêm các chất bổ sung, thuốc hoặc điều chỉnh lối sống để giúp giải quyết các triệu chứng của người bệnh.

Tập thể dục cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bằng cách duy trì hoạt động thể chất, người bệnh có thể giảm bớt cân nặng dư thừa đang đè và gây áp lực lên trực tràng. Tập thể dục cũng giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn.

Khi người bệnh phải nâng, mang vác vật nặng, hãy lưu ý đến tư thế của mình. Trước khi nâng, hãy thở sâu vào phổi và tưởng tượng như bản thân đang đẩy không khí lên trên, hướng về phía cổ họng trong quá trình gắng sức. Tránh rặn, vì hành động này có thể tạo áp lực xuống dưới.

5. Sống chung với gia đình có tiền sử mắc bệnh trĩ

Hy vọng đến đây người bệnh đã hiểu rõ hơn về câu trả lời "liệu bệnh trĩ có di truyền không?". Đúng, yếu tố di truyền có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở một số trường hợp, tuy nhiên, việc có người trong gia đình có tiền sử bệnh trĩ không nhất thiết dẫn đến việc một người cũng mắc bệnh này.

Có nhiều yếu tố khác nhau, như cách sống, cân nặng, tuổi tác và thói quen đi vệ sinh, có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong việc quyết định xem người đó có mắc bệnh hay không. Cho dù bệnh trĩ có di truyền không hay nguyên nhân gây nên vấn đề về trĩ cho bệnh nhân là gì, việc điều trị một cách hiệu quả có thể là chìa khóa để giải quyết vấn đề này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe