Bệnh tiểu đường và cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, người bệnh tiểu đường khó điều chỉnh lượng đường trong máu hơn. Do đó, điều trị cảm lạnh, tuân thủ thuốc và chế độ ăn uống đặc biệt sẽ làm hạn chế nguy cơ tăng hoặc hạ đường huyết đột ngột.

1. Tại sao tăng đường huyết khi bị cảm lạnh?

Bị cảm lạnh khi mắc tiểu đường có thể khiến cơ thể khó sử dụng insulin đúng cách, gây tăng lượng đường trong máu. Nguyên nhân là do khi bị cảm lạnh, cơ thể sẽ tiết ra các hormone chống nhiễm trùng gây cản trở hoạt động của insulin.

Đối với người bị tiểu đường tuýp 1, tăng đường huyết có thể gây nhiễm toan ceton, gây đe dọa tính mạng người bệnh.

Đối với người bị tiểu đường tuýp 2, tăng đường huyết có thể gây tình trạng nguy kịch được gọi là hôn mê do đái tháo đường.


Người bị tiểu đường tuýp 2 khi tăng đường huyết có khả năng rơi vào trạng thái hôn mê
Người bị tiểu đường tuýp 2 khi tăng đường huyết có khả năng rơi vào trạng thái hôn mê

2. Nên kiểm tra đường huyết bao lâu một lần khi bị cảm lạnh?

Người bệnh tiểu đường bị cảm lạnh cần kiểm tra đường huyết ít nhất 3 - 4 giờ/lần. Nếu đường huyết không gần với mục tiêu, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin.


Khi bị cảm lạnh, cần đo đường huyết thường xuyên để theo dõi
Khi bị cảm lạnh, cần đo đường huyết thường xuyên để theo dõi

3. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và uống gì khi bị cảm lạnh?

The American Diabetes Association khuyến cáo bạn cố gắng cung cấp cho cơ thể khoảng 15 gram carbs/giờ từ các loại thực phẩm như:

  • Thanh nước ép trái cây trọng lượng 85 gram
  • 1/2 cốc sữa chua đông lạnh
  • 1/2 chén ngũ cốc nấu chín

Người bị tiểu đường nhịn ăn, có thể xảy ra hạ đường huyết.

Nếu bạn bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy uống một cốc nước mỗi giờ để tránh mất nước. Nếu lượng đường trong máu quá cao, hãy nhấm nháp nước hoặc bia gừng không đường. Nếu lượng đường trong máu quá thấp, hãy nhấm nháp nửa cốc nước táo hoặc 1/2 cốc bia gừng.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc xem những loại thực phẩm và nước uống này có phù hợp với chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường hiện tại của bạn hay không trước khi sử dụng.

4. Loại thuốc cảm cho người tiểu đường?

Bạn có thể dùng một số loại thuốc cảm không kê đơn, nhưng tránh các sản phẩm có nhiều đường như thuốc nhỏ hoặc thuốc dạng lỏng. Đọc kỹ nhãn thành phần và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng. Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy tránh các loại thuốc cảm có chứa chất thông mũi, vì có thể làm huyết áp tăng cao hơn nữa.


Thuốc cảm dành cho người tiểu đường cần uống theo kê đơn của bác sĩ
Thuốc cảm dành cho người tiểu đường cần uống theo kê đơn của bác sĩ

5. Làm sao để tránh bị cảm lạnh cho người bệnh tiểu đường?

Để phòng tránh cảm lạnh cho người bệnh tiểu đường thì việc đầu tiên cần thực hiện là đảm bảo bạn bạn và các thành viên trong gia đình rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên nay, không có vắc-xin chống lại cảm lạnh, nhưng bạn có thể tiêm phòng cúm mỗi năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Khi bị cảm lạnh, người bệnh tiểu đường khó điều chỉnh lượng đường trong máu hơn, gây tăng lượng đường trong máu và để lại những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng chống cảm lạnh, đồng thời thực hiện tiêm chủng cúm hàng năm đầy đủ. Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe, đường huyết, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe