Bệnh sán dây trưởng thành gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Bệnh sán dây trưởng thành là bệnh truyền nhiễm do 2 loại sán dây chính gây nên, đó là sán dây lợn và sán dây bò. Đây là bệnh lý phổ biến ở hầu hết các nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh và làm giảm chất lượng cuộc sống nên cần được chữa trị kịp thời.

1. Bệnh sán dây trưởng thành

Bệnh sán dây do một số loài sán dây trưởng thành gây nên, vì vậy chúng còn có tên gọi là bệnh sán dây trưởng thành. Bệnh gồm 3 tác nhân gây bệnh chính là Taenia Saginata, Taenia Solium và Taenia Asiatica. Sán dây trưởng thành có chiều dài rất lớn, có thể dao động trong khoảng 2 – 4m hoặc có khi lên đến 8 – 10m, cấu trúc gồm phần đầu hình cầu, phần cổ, và phần thân gồm rất nhiều đốt có chứa trứng sán bên trong nên những trứng sán này rất khó để tấn công vào chúng. Khác với ấu trùng của chúng thì sán dây trưởng thành thường ký sinh và gây bệnh trong ruột người, thời gian ủ bệnh của nó rơi vào 8 – 10 tuần.

Sau khi xâm nhập vào ruột non của ký chủ, sán dây trưởng thành với đốt sán có trứng bên trong khi già đi sẽ tự rụng vào theo đường phân ra ngoài. Sau đó, nếu ăn phải những thức ăn có trứng sán trong những đốt sán thải ra thì sẽ mắc bệnh. Bệnh sán dây phát triển ở hầu hết các nước thuộc khu vực châu Á trong đó có Việt Nam, đặc biệt ở những vùng có tập quán thả lợn rông hoặc môi trường sống chưa được vệ sinh sạch sẽ.

XEM THÊM: Sán dây bò trú ngụ trong nhiều món "khoái khẩu"

Bệnh sán dây thường xuất hiện với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất nhẹ, không điển hình như đau bụng, cảm giác buồn nôn, ỉa chảy, táo bón... Rõ ràng hơn đó là bệnh nhân thường xuyên có sự khó chịu và bứt rứt do sán dây bò hay những đốt sáng trong hệ tiêu hóa vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Vì những triệu chứng lâm sàng không điển hình nên bệnh sán dây trưởng thành rất khó để phân biệt với những bệnh giun sán khác như bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun móc..., Do vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh thì cần thực hiện xét nghiệm tìm trứng giun trong phân của bệnh nhân theo 2 cách đó là xét nghiệm trực tiếp hoặc dựa vào phương pháp Kato.


Bệnh sán dây có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ như đau bụng
Bệnh sán dây có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ như đau bụng

2. Điều trị bệnh sán dây như thế nào?

Nguyên tắc điều trị bệnh sán dây trưởng thành đó là:

  • Điều trị trong thời gian sớm nhất bằng thuốc đặc trị, uống đủ liều, không tự ý bỏ thuốc.
  • Điều trị hỗ trợ
  • Lưu ý những thuốc trị sán chống chỉ định với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, bệnh nhân đang điều trị bệnh lý cấp tính, bệnh nhân suy gan, suy thận, dị ứng thuốc.

Điều trị cụ thể: Một số thuốc thường được dùng để trị bệnh sán dây đó là:

  • Praziquantel viên 600mg, liều 15 – 20 mg/kg uống 1 lần/ngày sau bữa ăn 1 tiếng
  • Niclosamide viên 500mg, liều 5 – 6 mg/kg, uống 1 lần/ngày sau bữa ăn 2 tiếng
  • Magie sulphat 30mg, uống nhiều nước

Những biện pháp phòng tránh bệnh sán dây được khuyến khích đó là:

  • Tuyên truyền cho người dân về những thông tin gây bệnh, đường lây truyền và tác hại của bệnh sán dây
  • Vệ sinh môi trường sống và cá nhân sạch sẽ
  • Không ăn thịt bò hay thịt lớn nếu chưa được nấu chín
  • Rau trước khi ăn phải rửa sạch dưới vòi nước đang chảy.
  • Xử lý phân hợp lý nếu có nuôi bò hay lợn
  • Phân biệt thực phẩm còn sống và thực phẩm đã nấu chín để không lây lan nguồn bệnh.
  • Giữ thức ăn ở nhiệt độ phù hợp, không tạo điều kiện thuận lợi cho trứng sán phát triển.

Không ăn thịt bò hay thịt lợn nếu chưa được nấu chín giúp phòng tránh bệnh sán dây
Không ăn thịt bò hay thịt lợn nếu chưa được nấu chín giúp phòng tránh bệnh sán dây

Bệnh sán dây trưởng thành tuy không có những triệu chứng đặc hiệu và nặng nề trên lâm sàng nhưng nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ tiêu hóa của người bệnh, đặc biệt là tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Vì vậy, trong gia đình nếu phát hiện ai nhiễm sán dây thì cần đưa đến những trung tâm y tế có chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám ngay, tránh lây truyền cho những thành viên còn lại.

Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của khách hàng bởi chất lượng điều trị, trang thiết bị y tế và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.

  • Trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam: Máy nội soi tiêu hóa ống mềm độ phân giải cao giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và các bệnh lý tiêu hóa chính xác. Robot phẫu thuật của Mỹ có độ chính xác cao, ít xâm lấn, thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh.
  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao: Các bác sĩ được đào tạo bài bản tại các Trung tâm ngoại khoa hàng đầu của Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, có trình độ chuyên môn cao. Được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, cập nhật các kỹ thuật, phác đồ điều trị mới nhất trên thế giới.
  • Chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa với kỹ thuật mới nhất: Phẫu thuật nội soi bằng robot với tỉ lệ thành công lên đến 95%. Nội soi tiêu hóa gây mê không đau, không khó chịu.
  • Chăm sóc người bệnh toàn diện: Là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật (ERAS), giúp rút ngắn thời gian nằm viện chỉ còn sau 3 - 5. Tỷ lệ biến chứng, chi phí của người bệnh giảm, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Để khám và điều trị với các bác sĩ hàng đầu của khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách vui lòng nhấn vào nút “Liên hệ” trên website, hoặc đăng ký khám trực tuyến.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe