Bệnh nhân ung thư có nên uống nước dừa?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Nhã Hiền - Bác sĩ Nội ung bướu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với những nước uống thể thao khác nhưng lại có hàm lượng kali, canxi và chloride cao giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể cho bệnh nhân ung thư năng lượng tối ưu.

1. Nước dừa có tốt cho bệnh nhân ung thư ?

Hóa trị gây ra nhiều phản ứng phụ, làm cho bệnh nhân bị nóng sốt nhẹ và có cảm giác háo nước. Khi đó, bệnh nhân ung thư cần uống đủ nước để bù cho lượng nước đã mất do chảy mồ hôi và tăng chuyển hóa cơ bản. Vì vậy, nước dừa là một lựa chọn hợp lý giúp bù nước và điện giải cho bệnh nhân ung thư.

Bởi vì nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nước dừa đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị mất nước hay bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân. Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, tạm biệt nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.

Tuy nhiên, hiện nay cả ở trong nước cũng như trên thế giới chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh nước dừa có thể chữa khỏi được bệnh ung thư. Do đó người bệnh khi bị ung thư nên đến tại các bệnh viện chuyên khoa ung bướu để được khám và điều trị kịp thời.


Nước dừa là một lựa chọn hợp lý giúp bù nước và điện giải cho bệnh nhân ung thư
Nước dừa là một lựa chọn hợp lý giúp bù nước và điện giải cho bệnh nhân ung thư

2. Một số tác dụng khác của nước dừa

2.1. Giảm vấn đề về tiết niệu

Nếu bệnh nhân uống nước dừa thường xuyên có thể làm giảm các vấn đề về tiết niệu. Những người bệnh có triệu chứng tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu khác nên uống nhiều nước dừa để làm giảm triệu chứng của bệnh.

2.2. Có lợi cho hệ tiêu hóa

Nước dừa chứa axit lauric khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành monolaurin. Monolaurin là hoạt chất có tính chất giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.

Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu oliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần).

Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác, nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần.

2.3. Tăng cường năng lượng

Do nước dừa có đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác, vì vậy, đây là một thức uống tăng cường năng lượng tuyệt vời.

Trong đó, nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với những nước uống thể thao khác nhưng lại có hàm lượng kali, canxi và chloride cao giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể cho bệnh nhân ung thư năng lượng tối ưu.

2.4. Tăng cường hệ miễn dịch

Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm chloride, và sắt, kali, magie, canxi, natri, và phospho. Trong thực tế, lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối.

Điều này giúp bệnh nhân cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.

3. Lưu ý khi uống nước dừa


Uống càng sớm ngay sau khi hái, nước dừa càng lưu giữ được lượng dinh dưỡng cao
Uống càng sớm ngay sau khi hái, nước dừa càng lưu giữ được lượng dinh dưỡng cao

Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất vị ngon, nên để nguyên quả để uống. Uống càng sớm ngay sau khi hái, nước dừa càng lưu giữ được lượng dinh dưỡng cao.

Nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, đối với bệnh nhân ung thư nói riêng và tất cả mọi đối tượng khác nói chung không nên lạm dụng (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày).

Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ dẫn tới các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.

Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp,... thì không nên dùng nước dừa.

Bác sĩ Lê Thị Nhã Hiền có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực khám, chẩn đoán các bệnh lý ung bướu và các phương thức điều trị hóa trị, điều trị đích và Chăm sóc giảm nhẹ. Hiện bác sĩ đang công tác tại Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe