Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có chữa khỏi được không phụ thuộc vào quyết tâm thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh của người bệnh. Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại đầy căng thẳng và thiếu khoa học, thói quen ăn uống không lành mạnh đã khiến bệnh gout có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp của giới trẻ tại Việt Nam

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (thống phong) là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi các cơn đau dữ dội, đột ngột ở các khớp như ngón chân cái, ngón tay, đầu gối. Các khớp bị ảnh hưởng thường sưng, nóng, đỏ, gây khó khăn trong vận động.

Nguyên nhân chính của bệnh gout là do sự lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, dẫn đến tình trạng viêm và các đợt đau tái phát. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trước đây, gout được coi là "bệnh nhà giàu", thường gặp ở nam giới, nhưng hiện nay bệnh gout ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, khiến nhiều người băn khoăn bệnh gout có chữa khỏi được không.

2. Nguyên nhân gây bệnh gout

Bệnh gout phát sinh do nồng độ acid uric trong máu vượt mức giới hạn bình thường, dẫn đến sự tích tụ tinh thể urat tại khớp.

Chỉ số acid uric bình thường

  • Ở nam giới: 210 – 420 μmol/L.
  • Ở nữ giới: 150 – 350 μmol/L.

Acid uric trong cơ thể được tạo ra từ quá trình chuyển hóa purine - một chất tự nhiên có trong thực phẩm và cơ thể. Nếu như cơ thể xảy ra những trường hợp sau:

  • Thận không thải kịp lượng acid uric dư thừa.
  • Cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric.
  • Quá trình chuyển hóa purin bị rối loạn.

Quá trình hình thành và tác động của tinh thể urat là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau và viêm khớp đặc trưng của bệnh gout:

  • Tinh thể urat tích tụ: Acid uric dư thừa trong máu kết tinh thành các tinh thể urat sắc nhọn, nhỏ và cứng. Các tinh thể này có thể tích tụ ở khớp trong thời gian dài mà không gây triệu chứng.
  • Gây viêm khớp: Khi tinh thể urat cọ xát vào màng hoạt dịch khớp, dẫn đến gây kích ứng, sưng, đau và viêm, tạo thành các đợt viêm khớp cấp tính (cơn gout cấp).

2.1. Nguyên nhân nguyên phát (vô căn)

  • Thường do di truyền hoặc cơ địa, liên quan đến tổng hợp purine nội sinh quá mức.
  • Gặp ở nam giới trên 40 tuổi, đặc biệt người dùng nhiều rượu bia, ăn thực phẩm giàu purine, ít vận động.

2.2. Nguyên nhân thứ phát

Tăng acid uric máu thứ phát xảy ra do các bệnh lý hoặc tác động bên ngoài, bao gồm:

  • Bệnh lý huyết học: Đa hồng cầu, bệnh bạch cầu, u lympho Hodgkin...
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh mãn tính hoặc ác tính gây tăng acid uric máu.

Bên cạnh hiểu rõ bệnh gout có chữa khỏi được không, việc nhận biết nguyên nhân giúp xác định hướng điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.  

3. Triệu chứng của bệnh gout

Bệnh gout tiến triển qua nhiều giai đoạn, ban đầu thường không có triệu chứng rõ ràng (tăng acid uric máu không triệu chứng). Khi tinh thể urat tích tụ tại khớp, bệnh biểu hiện qua các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau khớp dữ dội.
  • Đau âm ỉ kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Viêm khớp, sưng và tấy đỏ.
  • Giới hạn vận động khớp và làm biến dạng khớp.

Những dấu hiệu trên là đặc trưng của bệnh gout, giúp nhận diện sớm và lên kế hoạch điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như biến dạng khớp hoặc tổn thương thận do lắng đọng tinh thể urat.

Người bệnh cần chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ. Vậy, bệnh gout có chữa khỏi được không?

4. Bệnh gout có chữa khỏi được không? Mục tiêu điều trị bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một bệnh lý mạn tính, do đó rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Nói cách khác, với câu hỏi "bệnh gout có chữa khỏi được không?", câu trả lời là không. Tuy nhiên, với phác đồ điều trị phù hợp và sự tuân thủ nghiêm túc từ phía người bệnh, gout có thể được kiểm soát tốt, giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh gout thường tiến triển qua hai giai đoạn chính: gout cấp tínhgout mạn tính, mỗi giai đoạn có mục tiêu điều trị cụ thể.

4.1 Gout cấp tính

Ở giai đoạn này, các tinh thể urat sắc nhọn lắng đọng trong khớp, cọ xát vào niêm mạc khớp, gây ra các triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ. Cơn gout cấp tính thường xuất hiện sau khi người bệnh gặp căng thẳng, uống nhiều rượu bia hoặc ăn thực phẩm giàu đạm.

Mục tiêu điều trị trong giai đoạn cấp tính là giảm nhanh các triệu chứng viêm và đau. Các biện pháp bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế các yếu tố khởi phát như rượu bia, thực phẩm giàu purin.

Tuy nhiên, cơn gout cấp có nguy cơ tái phát cao nếu không kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu.

4.2 Gout mạn tính

Giai đoạn mạn tính đặc trưng bởi sự hình thành các hạt tophi xung quanh khớp hoặc thậm chí trong thận, mô mềm và cơ. Nếu không được điều trị đúng cách, các hạt tophi có thể gây biến dạng khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động.

Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này là kiểm soát nồng độ acid uric trong máu ở mức an toàn:

  • Dưới 360 μmol/l (60 mg/l) nếu chưa xuất hiện hạt tophi.
  • Dưới 320 μmol/l (50 mg/l) nếu đã xuất hiện hạt tophi.

Việc điều trị giai đoạn mạn tính cần thực hiện liên tục và lâu dài, bao gồm:

  • Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
  • Sử dụng các loại thuốc đào thải acid uric máu theo chỉ định bác sĩ. 
Bệnh gout có chữa khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người.
Bệnh gout có chữa khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người.

5. Bệnh Gout và cách chữa trị

Bên cạnh câu hỏi bệnh gout có chữa khỏi được không, các phương pháp điều trị bệnh cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh gout, người bệnh cần kết hợp các phương pháp dưới đây:

5.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và thói quen sinh hoạt hợp lý là một trong những cách kiểm soát bệnh gout hiệu quả, an toàn tại nhà. Người bệnh cần lưu ý:

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin: Không nên ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản (tôm, cá, mực...), không uống rượu bia và các loại đồ uống có cồn.
  • Bổ sung thực phẩm có lợi: Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, có thể sử dụng trứng, thịt trắng với lượng không quá 150g/ngày.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo uống từ 2–2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ đào thải acid uric.
  • Rèn luyện thể chất: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và kiểm soát tốt bệnh gout.

5.2. Sử dụng thuốc điều trị gout

Thuốc là một phần quan trọng trong điều trị bệnh gout, bao gồm:

5.2.1 Thuốc giảm đau, chống viêm

  • Colchicin: Thường được sử dụng để giảm đau và kháng viêm trong cơn gout cấp. Liều khuyến cáo là 1mg/ngày, nên sử dụng sớm trong vòng 12 giờ đầu kể từ khi khởi phát cơn đau.
  • Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs): Có thể phối hợp với Colchicin nếu không có chống chỉ định.
  • Corticoid: Dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với Colchicin và NSAIDs. Tuy nhiên, Corticoid chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn với liều thấp để hạn chế tác dụng phụ.

5.2.2 Thuốc giảm acid uric máu

  • Allopurinol: Là thuốc được sử dụng phổ biến để giảm nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây tác dụng phụ như nôn, sốt, đau đầu hoặc dị ứng nghiêm trọng. Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm gen trước khi sử dụng để giảm nguy cơ phản ứng dị ứng.
  • Thuốc tăng thải acid uric: Bao gồm Probenecid, Lesinurad... Các thuốc này giúp tăng đào thải acid uric qua thận. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân có sỏi thận, đồng thời áp dụng biện pháp kiềm hóa nước tiểu để giảm nguy cơ hình thành sỏi. 
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

5.2.3. Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị

Dù đáp án cho bệnh gout có chữa khỏi được không là không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, bệnh vẫn có thể kiểm soát hiệu quả. Sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh gout đang ngày càng được nhiều chuyên gia đánh giá cao nhờ tính an toàn. Các thảo dược này không chỉ được ứng dụng trong y học cổ truyền mà còn được y học hiện đại chứng minh có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ nồng độ acid uric máu. Một số thảo dược thường được sử dụng gồm:

  • Trạch tả: Có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa tái phát cơn gout cấp.
  • Trái nhàu: Giảm nồng độ acid uric trong máu thông qua cơ chế ức chế enzyme xanthine oxidase – enzyme tham gia tổng hợp acid uric.
  • Hoàng bá: Có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm đau và cải thiện triệu chứng sưng viêm khớp, hạn chế tái phát gout cấp.

Sử dụng thảo dược cần được kết hợp với các biện pháp y học hiện đại và được hướng dẫn bởi bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị.

6. Những cách phòng ngừa bệnh gout tái phát

Phòng ngừa gout tái phát là yếu tố quan trọng giúp duy trì chất lượng cuộc sống và hạn chế các biến chứng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả:

6.1. Khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh gout và các bệnh lý liên quan. Việc chẩn đoán sớm giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời ngăn chặn các đợt tái phát.

6.2. Tuân thủ chỉ định điều trị

Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng thuốc. Việc tuân thủ nghiêm ngặt giúp hạn chế tác dụng phụ và đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

6.3. Duy trì lối sống lành mạnh

  • Rèn luyện thể chất: Luyện tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể, kiểm soát cân nặng và giảm áp lực lên các khớp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Tránh tăng cân quá mức vì béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu và kích hoạt cơn gout.

6.4. Chế độ ăn uống khoa học

  • Hạn chế các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, rượu bia và đồ uống chứa cồn.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả và thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ quá trình đào thải acid uric.

6.5. Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Các thảo dược như Trạch tả, Nhàu, Hoàng bá, Nhọ nồi... được chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm nồng độ acid uric máu, cải thiện triệu chứng đau nhức và sưng viêm khớp. Đồng thời, các loại thảo dược còn giúp ngăn ngừa các biến chứng trên khớp và thận do bệnh gout gây ra. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe HOÀNG THỐNG PHONG - Giải pháp cho người bị gout

Với thành phần chính từ cao Trạch tả, Hoàng Thống Phong hỗ trợ giảm nồng độ acid uric máu; Giảm triệu chứng đau do gout; Tăng cường chức năng gan thận.

Bệnh viện TW Quân đội 108 chứng minh Hoàng Thống Phong giúp 96,4% người dùng hết đau khớp sau 3-4 ngày; 88,9% trường hợp có acid uric máu trở về ngưỡng bình thường mà không gặp tác dụng phụ.

Hoàng Thống Phong

Đối tượng sử dụng

Dùng cho người mắc bệnh gout cấp, mạn tính, acid uric máu cao.

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY

Sản phẩm được bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

(XNQC: 02493/2019/ATTP-XNQC)

Chia sẻ